-
Chỉ số hội nhập số ASEAN (ADII) trong nỗ lực chuyển đổi số trong ASEAN27/04/2023Chỉ số Hội nhập số trong ASEAN (ADII) là một trong các sáng kiến kinh tế của năm 2020 do Việt Nam làm Chủ tịch. ADII được xây dựng nhằm mục đích đánh giá mức độ sẵn sàng của các nước ASEAN và tổng thể khu vực trong việc thực thi các lĩnh vực ưu tiên đã xác định trong Khung Hội nhập số ASEAN (DIF). ADII được phê duyệt tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 diễn ra vào tháng 8 năm 2020 với 6 trụ cột bao gồm:
- Thương mại và logistics;
- Bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng;
- Thanh toán số và nhận dạng số;
- Kỹ năng và đào tạo số;
- Cải tiến và doanh nghiệp;
- Mức độ sẵn sàng về thể chế và hạ tầng.
Với tư cách là đầu mối thực thi ADII, Ủy ban Điều phối về Thương mại điện tử và Kinh tế số trong ASEAN (ACCED) đã xây dựng Báo cáo đầu tiên vào năm 2021. Kết quả Báo cáo ADII lần thứ nhất cho thấy quá trình hội nhập số và thực thi các trụ cột ưu tiên trong DIF tại ASEAN đang diễn ra một cách tích cực, đặc biệt là mức độ sẵn sàng về thể chế và hạ tầng; thương mại và logistics. Tuy nhiên, cải tiến và doanh nghiệp, kỹ năng và đào tạo số là hai trụ cột cần được quan tâm hơn nữa trong giai đoạn này.
Hiện nay, ACCED đang phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ xây dựng bản Báo cáo ADII số 2 và sẽ có 20 trên 30 chỉ số sẽ được cập nhật số liệu. Dự kiến Báo cáo ADII số 2 dự kiến được hoàn tất vào năm 2023. Báo cáo này sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng đối với ASEAN nói chung và các nước thành viên trong quá trình triển khai Lộ trình Chuyển đổi số ASEAN (BSBR) và hướng đến xây dựng Hiệp định Khung ASEAN về Kinh tế số.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Chỉ số hội nhập số ASEAN (ADII) trong nỗ lực chuyển đổi số trong ASEAN27/04/2023Chỉ số Hội nhập số trong ASEAN (ADII) là một trong các sáng kiến kinh tế của năm 2020 do Việt Nam làm Chủ tịch. ADII được xây dựng nhằm mục đích đánh giá mức độ sẵn sàng của các nước ASEAN và tổng thể khu vực trong việc thực thi các lĩnh vực ưu tiên đã xác định trong Khung Hội nhập số ASEAN (DIF). ADII được phê duyệt tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 diễn ra vào tháng 8 năm 2020 với 6 trụ cột bao gồm:
-
Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam: Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong giao dịch và hoạt động thương mại25/04/2023Bộ Công Thương triển khai Trục phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam là một trong những hoạt động đi đầu, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và đẩy mạnh hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại với cách làm là phát triển các hạ tầng trục quốc gia, nền tảng số quốc gia, đúng theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số.
-
Tiềm năng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam đến 202521/04/2023Thương mại điện tử Việt Nam hiện đang dần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, thương mại điện tử sẽ tiếp tục là đầu tàu góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển trong thời gian tới.
-
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Từ hoạt động phong trào đến thói quen tích cực17/04/2023Nhiều hoạt động xanh của đoàn viên thanh niên đã và đang trở thành thói quen tốt mang đến năng lượng tích cực tại cơ quan Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
-
Giải pháp tem truy xuất giúp doanh nghiệp loại bỏ vấn nạn hàng giả, hàng nhái14/04/2023Vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tràn lan trên thị trường và không gian mạng đang diễn ra ngày một phức tạp và trở thành vấn nạn nhức nhối của xã hội. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cùng hợp sức vào cuộc để giải quyết, nhưng tình trạng này vẫn ngày càng gia tăng với mức độ và thủ đoạn tinh vi hơn. Đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả tổ chức, doanh nghiệp và người dân.