-
Đẩy mạnh kết nối, hoàn thiện cung cấp ứng dụng định danh điện tử trên Trục Phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam07/08/2023Việc ứng dụng thẻ CCCD gắn chip định danh - xác thực điện tử trong hoạt động ký kết Hợp đồng điện tử đã giúp Bộ Công Thương thuận tiện hơn khi triển khai Trục Phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam trong việc hỗ trợ các tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử Việt Nam định danh - xác thực điện tử chủ thể ký kết hợp đồng điện tử.
Triển khai Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong đó có việc ứng dụng hệ thống định danh và xác thực điện tử vào chuỗi giá trị với hợp đồng điện tử (HĐĐT), Bộ Công Thương đã phối hợp Bộ Công an để kết nối, hoàn thiện cung cấp ứng dụng định danh điện tử trên Trục Phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.
Việc ứng dụng thẻ CCCD gắn chip định danh - xác thực điện tử trong hoạt động ký kết Hợp đồng điện tử đã giúp Bộ Công Thương thuận tiện hơn khi triển khai Trục Phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam
Trong quá trình thực hiện Đề án 06, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương - Đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng, phát triển Trục Phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam) đã thường xuyên trao đổi, làm việc với Trung tâm nghiên cứu - ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) nghiên cứu, xây dựng mô hình, ký kết thỏa thuận hợp tác về việc nghiên cứu, phát triển, cung cấp sản phẩm dịch vụ ứng dụng CSDLQG về dân cư.
Việc ứng dụng thẻ CCCD gắn chip định danh - xác thực điện tử trong hoạt động ký kết Hợp đồng điện tử đã giúp Bộ Công Thương thuận tiện hơn khi triển khai Trục Phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam trong việc hỗ trợ các tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử Việt Nam định danh - xác thực điện tử chủ thể ký kết hợp đồng điện tử.
Nếu như trước đây, việc sử dụng hình ảnh giấy CMND hoặc CCCD mã vạch để thực hiện định danh xác thực điện tử gây ra nhiều hạn chế như: đọc sai thông tin giấy tờ, khó kiểm soát giả mạo, đặc biệt là các giả mạo tinh vi như mã vạch, mã QR vì phải yêu cầu nhân sự có chuyên môn nghiệp vụ mới có thể phát hiện giả mạo.
Với việc triển khai ứng dụng thẻ CCCD gắn chip đã giải quyết được bài toán trên. Thông tin được trích xuất từ chip và đối chiếu với dữ liệu gốc của Bộ Công an với độ chính xác 100%, khó giả mạo do thẻ CCCD gắn chip có nhiều lớp bảo mật. Ngoài ra, cung cấp các biện pháp kỹ thuật cao nhằm xác thực thẻ thật giả để đảm bảo không thể giả mạo thẻ CCCD gắn chip khi thực hiện định danh xác thực điện tử.
Ứng dụng các tiện ích của CCCD gắn chip, hướng tới mục tiêu để người dân được thụ hưởng những lợi ích của chuyển đổi số, để doanh nghiệp công nghệ số được tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng, ứng dụng thẻ CCCD gắn chip để định danh - xác thực điện tử trong ký kết Hợp đồng điện tử phục vụ Thương mại điện tử là một giải pháp tiện ích úp người tham gia ký kết Hợp đồng điện tử sau khi hoàn thiện các nội dung ký sẽ phải xác minh danh tính người ký Hợp đồng điện tử thông qua ứng dụng chip điện tử trên thẻ CCCD để đảm bảo xác minh thẻ thật và thông tin, sinh trắc học được lưu trữ trong chip điện tử.
Thời gian tới, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công Thương) sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu, hoàn thiện, đưa vào sử dụng dụng giải pháp xác thực thẻ CCCD gắn chip ứng dụng CSDLQG về dân cư trên Trục Phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam. Đồng thời, hướng dẫn các Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký sử dụng hiệu quả giải pháp.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Xác thực hàng chính hãng đang trở thành xu hướng cho người tiêu dùng hiện đại23/10/2023Xác thực hàng chính hãng bằng tem QRCode là một phần quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi đây là giải pháp cho phép người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng nhất trong việc thu thập thông tin sản phẩm từ quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.
-
Thương mại điện tử giúp thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển13/10/2023Thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng cao và liên tục trong những năm vừa qua. Năm 2022, TMĐT là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số với tốc độ tăng trưởng cao (20%) và doanh thu TMĐT bán lẻ (B2C) đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Dự kiến năm 2023 với tốc độ tăng trưởng mạnh (25%), doanh thu bán lẻ TMĐT sẽ đạt ước tính 20,5 tỷ USD.
-
Những kết quả cụ thể về phát triển thương mại điện tử hướng đến tối ưu hóa tiếp thị sản phẩm khu vực miền núi05/10/2023Theo Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, công tác đồng hành hỗ trợ khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trong việc ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số là một trong những yếu tố quan trọng.
-
Đẩy mạnh ứng dụng hợp đồng điện tử trong giao dịch thương mại điện tử thông qua các phương thức thanh toán trực tuyến02/10/2023Thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 và Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, những năm qua, Bộ Công Thương đặt mục tiêu cao đối với thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại điện tử "Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%" vào năm 2025.
-
Xác thực nguồn gốc sản phẩm chính hãng chỉ với một thao tác đơn giản27/09/2023Việc xác thực nguồn gốc sản phẩm chính hãng thông qua tem truy xuất là một phần không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là xu hướng mới bảo vệ người tiêu dùng tránh sản phẩm giả mạo dẫn tới “tiền mất, tật mang” và đảm bảo được lợi thế cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp.