-
Trung Quốc đón đầu xu hướng mua sắm trực tuyến sau đại dịch COVID-1924/08/2020Doanh số bán hàng thông qua hoạt động truyền phát trực tiếp chiếm khoảng 7% doanh số bán hàng trực tuyến của Trung Quốc trước đại dịch COVID-19 và có thể tăng hơn gấp đôi trong năm nay.
Báo cáo mới đây của công ty tư vấn quản lý Bain & Company (Mỹ) cho hay, ba “gã khổng lồ” thương mại điện tử của Trung Quốc gồm Alibaba, JD.com và Pinduoduo hiện đang nằm trong số 10 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.
Chuyên gia Kanaiya Parekh của Bain & Company tại Hong Kong (Trung Quốc) đánh giá sự thành công của ngành bán lẻ Trung Quốc có được là nhờ các doanh nghiệp chú ý xem xét đặc điểm của cơ sở hạ tầng địa phương và thói quen của người tiêu dùng. Đây là điều mà các quốc gia khác cần lưu ý khi muốn phát triển lĩnh vực này.
Theo các nhà phân tích của Bain & Company, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi bộ mặt của ngành bán lẻ và xu hướng mua sắm trực tuyến, điển hình là ở Trung Quốc. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đóng góp khoảng 3/4 mức tăng trưởng của ngành bán lẻ toàn cầu và 2/3 mức tăng trưởng của hoạt động bán lẻ trực tuyến.
Dẫn dắt đà tăng trưởng đó là 3 nhà bán lẻ Alibaba, JD.com và Pinduoduo của Trung Quốc cùng với Seven & I của Nhật Bản, hiện đã cùng góp mặt trong số 10 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. Bain & Company lưu ý rằng khoảng một thập kỷ trước, chỉ có một hoặc hai nhà bán lẻ ở châu Á-Thái Bình Dương lọt vào danh sách này.
Trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19, các chính quyền địa phương đã công bố lệnh giãn cách xã hội và giới hạn các hoạt động tụ tập đông người, qua đó làm gia tăng áp lực đối với các trung tâm mua sắm và cửa hàng bán lẻ truyền thống vốn đang gặp khó khăn.
Ngay cả ở Trung Quốc, nơi dịch COVID-19 đã thuyên giảm dần, doanh số bán lẻ nói chung trong tháng 7/2020 vẫn giảm 1,1% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, theo dữ liệu chính thức từ cơ sở dữ liệu Wind Information, thị phần hàng tiêu dùng thực tế được bán trực tuyến tại Trung Quốc đã tăng từ khoảng 19% năm 2019 lên 25%, tương đương 1/4 doanh số bán lẻ trong năm nay.
Một trong những xu hướng bán hàng trực tuyến phổ biến mạnh ở Trung Quốc trong thời gian gần đây là truyền phát trực tiếp (livestream) thông qua các tương tác trên những nền tảng như Taobao Live của Alibaba, Kuaishou và Douyin của ByteDance.
Chuyên gia Parekh ước tính, doanh số bán hàng thông qua hoạt động truyền phát trực tiếp chiếm khoảng 7% doanh số bán hàng trực tuyến của Trung Quốc trước đại dịch COVID-19 và có thể tăng hơn gấp đôi trong năm nay.
Báo cáo của Bain & Company chỉ ra rằng, ngay trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có tới 48 quốc gia có thể theo sát đà phát triển của ngành bán lẻ Trung Quốc, bao gồm các thị trường phát triển như Nhật Bản và các thị trường đang phát triển nhanh như Ấn Độ và Indonesia.
Theo Bain & Company, đại dịch COVID-19 đã cho tất cả các nhà bán lẻ thấy rằng họ cần nắm bắt thông tin tốt hơn về chuỗi cung ứng của mình và những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng.
Nguồn: Tổng hợp
-
Thị trường thương mại điện tử châu Á-TBD sẽ dẫn đầu toàn cầu vào 202522/09/2021Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tuyến của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm trên 45% tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu.
-
Mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng 900 tỷ USD năm ngoái16/04/2021Cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ, thương mại điện tử lại chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019.
-
Salesforce: Thương mại điện tử toàn cầu tăng trưởng 58% trong quý 116/04/2021Theo Salesforce, tăng trưởng doanh thu trực tuyến toàn cầu được thúc đẩy nhờ tăng trưởng lưu lượng truy cập điện tử và sự gia tăng số tiền mà người dùng chi cho mỗi lượt truy cập.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh bán lẻ tại Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử16/04/2021Với sự chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu, doanh nghiệp Nhật Bản đã có sự chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, thay vì đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất như trước đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh thương mại dịch vụ thông qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới.
-
Kinh tế số - Động lực thúc đẩy châu Á26/02/2021Trình độ số hóa ở các nền kinh tế khác nhau của châu Á cao hơn so với các nước ở các khu vực khác.