-
Thói quen tiêu dùng số lan rộng tại Đông Nam Á trong giai đoạn ‘bình thường mới’23/06/2020Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình ứng dụng thương mại điện tử và thanh toán không tiếp xúc tại khu vực Đông Nam Á, từ đó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động mà vẫn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Nghiên cứu vừa được công bố cuối hôm nay, 22/6 của Mastercard cho thấy phương thức mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể hơn 40% người tiêu dùng tham gia khảo sát tại Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cho biết đã sử dụng các dịch vụ giao hàng tận nhà trong tháng 4 nhiều hơn trong tháng 3.
Gần một nửa số người tiêu dùng tham gia khảo sát tại Malaysia, Singapore và Thái Lan cũng cho biết trong cùng giai đoạn đó, họ thực hiện mua sắm trực tuyến nhiều hơn.
Bên cạnh những thay đổi trong thói quen mua hàng là xu hướng chuyển dịch sang các phương thức thanh toán mới trên toàn khu vực.
Cụ thể phần lớn người tiêu dùng tại các thị trường Đông Nam Á tham gia khảo sát cho biết kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch COVID-19, việc sử dụng tiền mặt đã giảm đáng kể với 67% tại Singapore, 64% tại Malaysia, Philippines và 59% tại Thái Lan. Cùng với đó, các phương thức thanh toán không tiếp xúc đang ngày một phổ biến hơn.
Tại Singapore, 31% người được khảo sát cho biết họ có xu hướng thực hiện thanh toán không tiếp xúc thông qua thẻ tín dụng.
Malaysia, Philippines và Thái Lan ghi nhận sự tăng trưởng mạnh nhất ở ví điện tử và ví di động so với các hình thức thanh toán không tiếp xúc khác.
Cũng theo khảo sát này, phần lớn người dùng vẫn thận trọng và e ngại về sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, nên tâm lý chung là khá dè chừng trước những khoản mua sắm giá trị lớn.
Ông Safdar Khan, chủ tịch phụ trách các thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á của Mastercard, cho rằng dù đại dịch COVID-19 đã tác động đến mọi người và mọi quốc gia theo những cách khác nhau, nhưng người tiêu dùng và doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng với thế giới số và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để đảm bảo sự an toàn và duy trì tâm thế bình thường trong những thời điểm bất thường và không chắc chắn như hiện nay.
Trước đó, từ tháng 3 Mastercard đã tăng hạn mức thanh toán không tiếp xúc tại 50 quốc gia trên khắp thế giới.
Động thái này nhằm hỗ trợ người tiêu dùng, thương nhân và các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận các nguồn lực để thực hiện thanh toán, nhận thanh toán an toàn và duy trì hoạt động trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19 và giai đoạn tiếp sau đó.
Nguồn: Tổng hợp
-
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Cam go “cuộc chiến” chống hàng giả trên nền tảng số04/08/2022Buôn bán hàng giả chiếm khoảng 2,5% thương mại toàn cầu (tương đương 461 tỷ USD), và hơn 80% hàng giả này được sản xuất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
-
Thị trường thương mại điện tử châu Á-TBD sẽ dẫn đầu toàn cầu vào 202522/09/2021Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tuyến của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm trên 45% tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu.
-
Mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng 900 tỷ USD năm ngoái16/04/2021Cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ, thương mại điện tử lại chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019.
-
Salesforce: Thương mại điện tử toàn cầu tăng trưởng 58% trong quý 116/04/2021Theo Salesforce, tăng trưởng doanh thu trực tuyến toàn cầu được thúc đẩy nhờ tăng trưởng lưu lượng truy cập điện tử và sự gia tăng số tiền mà người dùng chi cho mỗi lượt truy cập.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh bán lẻ tại Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử16/04/2021Với sự chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu, doanh nghiệp Nhật Bản đã có sự chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, thay vì đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất như trước đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh thương mại dịch vụ thông qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới.