-
Xu hướng mua sắm trực tuyến ở Hàn Quốc tăng cao kỷ lục06/10/2020Giá trị giao dịch mua sắm trực tuyến, sử dụng máy tính và điện thoại di động, tại Hàn Quốc trong tháng 8/2020 đạt 14.383,3 tỷ won (khoảng 12,37 tỷ USD), tăng 27,5% so với một năm trước.
Báo cáo "Xu hướng mua sắm trực tuyến tháng 8/2020" của Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc (KS) công bố ngày 5/10 cho thấy giá trị giao dịch mua sắm trực tuyến (sử dụng máy tính và điện thoại di động) tại Hàn Quốc trong tháng 8/2020 đạt 14.383,3 tỷ won (khoảng 12,37 tỷ USD), tăng 27,5% so với một năm trước.
Đây là mức cao kỷ lục kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu thực hiện hoạt động này từ tháng 1/2001 đồng thời cũng là mức tăng cao thứ hai sau mức 30,7% của tháng 10/2018.
Theo báo cáo trên, tỷ trọng giá trị giao dịch mua sắm trực tuyến trên tổng doanh số bán lẻ trong tháng 8/2020 ở Hàn Quốc là 28,6%, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2019 với 20,9% và cũng là mức cao kỷ lục.
Xét theo loại hình sản phẩm, giá trị giao dịch dịch vụ ăn uống (chế biến và giao hàng ngay sau khi khách đặt hàng như pizza, gà rán) đạt 1.673 tỷ won (1,44 tỷ USD), tăng tới 83%, mức cao nhất kể từ khi có báo cáo thống kê liên quan (tháng 1/2017).
Trong khi đó, giá trị giao dịch thực phẩm, đồ uống thông thường đạt 1.751 tỷ won (1,51 tỷ USD), tăng 44,4%; đồ dùng sinh hoạt tăng 59,3%; thiết bị điện tử, gia dụng, viễn thông tăng 48,8%.
Báo cáo trên nhấn mạnh do tác động ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nên thời gian người dân Xứ sở Kim chi ở nhà nhiều hơn.
Bên cạnh đó, năm nay mùa mưa kéo dài kỷ lục nên nhu cầu về dịch vụ ăn uống và điện tử gia dụng cũng tăng mạnh.
Ngược lại, các giao dịch về dịch vụ du lịch và giao thông giảm 51,4%; dịch vụ văn hóa giải trí giảm 56,7% do dịch COVID-19 tái bùng phát khiến người dân giảm các hoạt động bên ngoài.
Trong các giao dịch trực tuyến được KS nêu trong báo cáo trên, giao dịch qua điện thoại thông minh tại Hàn Quốc trong tháng 8/2020 đạt 9.326,5 tỷ won (8,02 tỷ USD), tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Đặc biệt, giao dịch qua điện thoại chiếm tới 94,4% các giao dịch liên quan đến loại hình dịch vụ ăn uống.
Nguồn: Tổng hợp
-
Thị trường thương mại điện tử châu Á-TBD sẽ dẫn đầu toàn cầu vào 202522/09/2021Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tuyến của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm trên 45% tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu.
-
Mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng 900 tỷ USD năm ngoái16/04/2021Cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ, thương mại điện tử lại chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019.
-
Salesforce: Thương mại điện tử toàn cầu tăng trưởng 58% trong quý 116/04/2021Theo Salesforce, tăng trưởng doanh thu trực tuyến toàn cầu được thúc đẩy nhờ tăng trưởng lưu lượng truy cập điện tử và sự gia tăng số tiền mà người dùng chi cho mỗi lượt truy cập.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh bán lẻ tại Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử16/04/2021Với sự chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu, doanh nghiệp Nhật Bản đã có sự chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, thay vì đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất như trước đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh thương mại dịch vụ thông qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới.
-
Kinh tế số - Động lực thúc đẩy châu Á26/02/2021Trình độ số hóa ở các nền kinh tế khác nhau của châu Á cao hơn so với các nước ở các khu vực khác.