-
Đẩy mạnh chiến lược thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên số05/11/2020Ngày 5/11 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Đẩy mạnh chiến lược thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam thập kỷ 2020-2030” do Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức. Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Nguyễn Thị Minh Huyền đã tham dự và có bài tham luận tại Diễn đàn.
Diễn đàn được tổ chức nhằm đưa ra những giải pháp phát triển bền vững cho các ngành hàng tại Việt Nam, phát huy năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp, hoạch định những chiến lược phát triển thị trường và sản phẩm trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Diễn đàn có sự tham gia của gần 300 đại biểu đại diện cho các cơ quan trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Diễn đàn đã thảo luận những chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp trong thị trường mở, đặc biệt là sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới và có tác động sâu sắc, toàn diện tới kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội toàn cầu. Theo đó, những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được đánh giá sẽ chiếm ưu thế trong tương lai.
Phát biểu tại Diễn đàn, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẳng định, Việt Nam rất có tiềm năng phát triển kinh tế số. Quy mô nền kinh tế số Việt Nam đứng hàng đầu Đông Nam Á và chỉ đứng sau Indonesia. Thương mại điện tử đang là cấu phần quan trọng của kinh tế số với tốc độ tăng trưởng trên 25% và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới. Du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe trực tuyến… đang là xu hướng tiêu dùng công nghệ hiện nay.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền, chưa bao giờ sự phát triển của kinh tế số cũng như thương mại điện tử nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ như thời điểm hiện nay, thể hiện ở các chính sách đã ban hành như: Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiếu 7%. Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 với các mục tiêu đề ra như: Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử, đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới; Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Bộ Công Thương cũng đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành vào năm 2021.
Đây là những cơ hội để phát triển kinh tế số, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 thì đây là hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số không đơn giản. Theo một số liệu công bố gần đây, tỷ lệ thành công đối với doanh nghiệp chuyển đối số là 30% nhưng lại là xu hướng tất yếu. Nếu doanh nghiệp không quyết liệt ứng dụng công nghệ thì dù là có nhiều cơ hội nhưng thách thức tụt lại phía sau cũng rất lớn. Mộ trong những thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp đó là nguồn nhân lực có kỹ năng số, bởi vì theo dự đoán năm 2020 Việt Nam thiếu khoảng 500.000 chuyên gia trong lĩnh vực dữ liệu.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền nhấn mạnh, trước khi doanh nghiệp quyết định ứng dụng thương mại điện tử để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi: Doanh nghiệp sẽ theo đuổi chiến lược kinh doanh số như thế nào? Sẽ phải đầu tư bao nhiêu là đủ cho một doanh nghiệp thương mại điện tử? Doanh nghiệp sẽ phải sắp xếp thứ tự ưu tiên như thế nào? Lựa chọn mô hình kinh doanh nào, và Doanh nghiệp cần thay đổi những gì để phù hợp với kinh doanh số?
Về phía Bộ Công Thương, để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, trong thời gian qua, bên cạnh việc tham mưu về chính sách cho Chính phủ, Bộ đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nền tảng và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh như thiết lập website, tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín và các chương trình hỗ trợ của Chính phủ...
Theo ông Vũ Xuân Trường, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó 90% là doanh nghiệp nhỏ. Trước đây, các doanh nghiệp nhỏ chưa quan tâm đến tầm nhìn chiến lược, tuy nhiên 3-5 năm nay tư duy này đã thay đổi.
Việc thay đổi đầu tiên của các doanh nghiệp là tư duy thương hiệu, coi thương hiệu là vũ khí để cạnh tranh. Thứ hai là tư duy thị trường, tư duy quản trị và tư duy lãnh đạo. Mỗi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đều là điểm tiếp xúc thương hiệu. Tư duy tầm nhìn mới, chiến lược thương hiệu kết hợp truyền thống - hiện đại, phát huy tinh thần thương hiệu Việt.
Ông Hoàng Quốc Quyền, đại diện Tiki miền Bắc, chia sẻ hiện nay thương mại điện tử chủ yếu khai thác thị trường thành thị chiếm 20% dân số nhưng chiếm gần 90% doanh thu. Còn 80% dân số nông thôn chưa tiếp cận được với thương mại điện tử. Theo ông Quyền, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khai thác nông thôn rất tiềm năng này, vừa để mang sản phẩm tốt đến người nghèo thu nhập thấp, vừa có một thị trường tiếp cận không quá cạnh tranh.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Trục Phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 202411/10/2024Tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2024 vừa diễn ra mới đây tại Hà Nội, Ban Tổ chức đã vinh danh 45 tổ chức, giải pháp chuyển đổi số xuất sắc. Trong đó, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương được vinh dự nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 với giải pháp “Trục Phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam”.
-
Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho các sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang01/10/2024Xác định đối tượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng là lực lượng trẻ có nhiều tiềm năng thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Trung tâm Phát triển TMĐT (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT tại tỉnh Bắc Giang.
-
Thúc đẩy hợp tác thương mại điện tử ASEAN - Trung Quốc27/09/2024Việt Nam tham gia Hội nghị “Mở cửa hợp tác thương mại điện tử (xuyên biên giới) - Con đường tơ lụa ASEAN - Trung Quốc” với tư cách Quốc gia chủ đề
-
Bộ Công Thương thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Bình Định và các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung26/09/2024Tiếp nối thành công của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại các tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2024, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Bình Định tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Bình Định và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung”.
-
Trao quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số26/09/2024Sáng ngày 26 tháng 9 năm 2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Hoàng Ninh giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.