-
Đối thoại công tư "Thúc đẩy doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia thị trường TMĐT xuyên biên giới"20/08/2017Ngày 18 và 19 tháng 8 năm 2017, trong khuôn khổ hợp tác APEC, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT và KTS), Bộ Công Thương tổ chức Đối thoại công tư “Thúc đẩy Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới” tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 18 và 19 tháng 8 năm 2017, trong khuôn khổ hợp tác APEC, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT và KTS), Bộ Công Thương tổ chức Đối thoại công tư “Thúc đẩy Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới” tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới được đánh giá là chủ đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất hiện nay trong lĩnh vực TMĐT nói chung. Đây là một xu hướng tất yếu và dự báo mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng người tiêu dùng. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi ích của TMĐT xuyên biên giới, nhiều vấn đề cần được giải quyết thông qua sự hợp tác chặt chẽ ở cấp nhà nước giữa các quốc gia.
Ngày đầu tiên của Đối thoại tập trung vào nội dung về TMĐT trong các Hiệp định thương mại khu vực (RTA) và ảnh hưởng của các nội dung này đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mục tiêu của nội dung này nhằm giúp người tham gia hiểu về các chương và các cam kết về TMĐT trong các Hiệp định thương mại khu vực, đặc biệt là trong TPP. Các diễn giả đã chia sẻ ý kiến về vai trò của chương TMĐT trong TPP và các Hiệp định thương mại tự do khác với sự phát triển chung của toàn khu vực. Cuối phiên họp, các diễn giả và người tham gia cũng đã có cơ hội thảo luận việc làm thể nào để các doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ có thể ứng dụng tốt các nội dung về TMĐT trong các hiệp định vào quá trình tham gia TMĐT xuyên biên giới.
Trong phiên thứ hai và phiên thứ ba của Đối thoại, các chuyên gia đã thảo luận về nhiều vấn đề liên quan tới TMĐT xuyên biên giới. Phiên đối thoại đã tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm về việc tham gia Hệ thống quy tắc trao đổi dữ liệu cá nhân xuyên biên giới (CBPR) từ góc độ của chính phủ, từ các cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân và các nhà cung cấp nhãn uy tín. Nhiều đại biểu quan tâm đề vấn đề làm thế nào hệ thống CBPR có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ và về vấn đề làm thế nào để khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân của các nền kinh tế phù hợp với hệ thống CBPR. Đối thoại cũng dành thời gian để thảo luận về việc làm thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia TMĐT xuyên biên giới.
Kết thúc Đối thoại, các đại biểu đều nhất trí cho rằng hoạt động TMĐT xuyên biên giới mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng các doanh nghiệp trong khu vực APEC và các chính phủ cần phải tăng cường hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp.
Nguồn: iDEA
-
Chi bộ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Dẫn dắt chuyển đổi số ngành Công Thương30/05/2025Chi bộ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số quyết tâm phát huy vai trò hạt nhân chính trị, dẫn dắt chuyển đổi số ngành Công Thương trong nhiệm kỳ mới.
-
TikTok Shop đẩy mạnh các chiến dịch hỗ trợ hàng Việt trên nền tảng thương mại điện tử15/05/2025Thời gian tới, TikTok Shop sẽ đồng hành cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương triển khai Tuần lễ Thương mại điện tử cấp vùng kinh tế mang tên Go Online với hoạt động trọng tâm là chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp và nguồn nhân lực trẻ tại các địa phương.
-
Chuyển đổi số của tổ chức: Thích ứng và phát triển trong thời đại mới26/02/2025Trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện đại đang thay đổi nhanh chóng, sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số đã mở ra một kỷ nguyên mới, thúc đẩy các tổ chức ở mọi quy mô và ngành nghề bắt tay vào hành trình chuyển đổi.
-
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2024: Những bước tiến và thách thức18/02/2025Năm 2024 đánh dấu một năm đầy khởi sắc của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, TMĐT tiếp tục là một trong những lĩnh vực tiên phong, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế số của đất nước.
-
Cục TMĐT&KTS phối hợp Tổng cục Thuế rà soát doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT ngừng hoạt động12/02/2025Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (TMĐT & KTS) phối hợp với Tổng cục Thuế rà soát, yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.