-
Diễn đàn Cách mạng công nghiệp lần thứ 411/04/2017Ngày 11 tháng 4 năm 2017, Diễn đàn Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Bộ Công thương tổ chức đã diễn ra tại Khách sạn Melia, Hà Nội.
Diễn đàn đã quy tụ gần 20 diễn giả là đại diện các Bộ ban ngành, các chuyên gia kinh tế Việt Nam, các chuyên gia nước ngoài như Giám đốc UNDP Việt Nam, đại diện Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Tập đoàn UPS Hoa Kỳ, Hiệp hội Cloud Computing Châu Á, và đại diện một số tập đoàn trong nước và quốc tế tham gia trình bày. Diễn đàn thu hút sự tham dự của hơn 300 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương, các đơn vị nghiên cứu, cơ sở đào tạo, đơn vị truyền thông, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa phát biểu khai mạc Diễn đànPhát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa khẳng đinh, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang trong giai đoạn khởi phát, sẽ xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Thứ trưởng cũng nhận định CMCN 4.0 sẽ là cơ hội quý báu mà Việt Nam cần nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bà Louise Chamberlain – Giám đốc UNDP Việt Nam trình bày tham luận tại Diễn đànTrong bài Tham luận chính tại Diễn đàn, Bà Louise Chamberlain, Giám đốc UNDP Việt Nam cho biết, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhận được sự quan tâm đặc biệt từ tổ chức UNDP, vì nó không những đem lại cơ hội lớn cho sự phát triển nhanh chóng của loài người, còn đặt ra rất nhiều thách thức lớn ví dụ điển hình là sự bất bình đẳng giữa các quốc gia. Bà cũng nhận định, để thu hẹp khoảng cách cũng như tận dụng được cơ hội mà CMCN 4.0 mang lại, các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực tại Việt Nam cần phải tăng năng suất lao động và tính cạnh tranh cao, đặc biệt cần nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của CMCN 4.0 và ứng dụng chúng nhằm cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị. Bà cũng nhấn mạnh UNDP tại Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong công cuộc nghiên cứu, tiếp cận cuộc CMCN 4.0.
Ông Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam trình bày tham luận tại Diễn đànCũng tại Diễn đàn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam – Ông Trần Đình Thiên nhận định “Một cách tiếp cận độc đáo, khác biệt và khả thi sẽ giúp Việt Nam tận dụng cơ hội CMCN 4.0 bứt phá phát triển, trong đó quyết tâm “Lên tàu 4.0” sẽ sớm tạo lợi thế cạnh tranh và tạo vị thế mới”. Để Việt Nam bắt kịp CMCN 4.0, ông đề xuất 07 nhóm giải pháp chính, bao gồm: (i) Xây dựng chiến lược chuyển đổi số; (ii) Quản trị thông minh: Thể chế hiện đại, chính quyền hiệu quả, công khai, minh bạch; (iii) Xây dựng hạ tầng kết nối số và an ninh mạng; (iv) Tạo nguồn nhân lực số; (v) Xây dựng công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, Du lịch thông minh; (vi) Xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; (vii) Xây dựng đô thi thông minh.
Các diễn giả trao đổi tại Phiên Đối thoại bàn tròn tại Diễn đànMột trong những điểm nhấn của Diễn đàn là phiên Đối thoại bàn tròn với tựa đề Việt Nam với CMCN 4.0 dưới sự chủ trì của ông Trương Đình Tuyển – Cố vấn kinh tế cấp cao cùng 04 diễn giả đại diện cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Ngân hàng nhà nước và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tại phiên bàn tròn, các diễn giả đã tập trung thảo luận những giải pháp để Việt nam có thể tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức do CMCN 4.0 đem lại, từ đó định hướng rõ những ngành và lĩnh vực chủ lực để bắt kịp xu hướng này. Đại diện Bộ Công Thương cũng đưa ra nhận định CMCN 4.0 đòi hỏi quá trình tái cơ cấu ngành công thương, trong đó cần đặc biệt xem xét các yêu cầu chính như: (i) Nhìn nhận lại mô hình tăng trưởng và công nghiệp hóa; (ii) Lựa chọn các ngành, lĩnh vực ưu tiên phù hợp trong quá trình tái cơ cấu của ngành; (iii) Nhìn lại năng lực cạnh tranh và yêu cầu tái cơ cấu đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; (iv) Tái cơ cấu lại thị trường lao động phục vụ sản xuất công nghiệp.
Bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng phụ trách Cục TMĐT và CNTT trình bày tham luận tại Diễn đànBên cạnh đó, Diễn đàn còn tổ chức 04 phiên tham luận chuyên đề với 02 chủ đề chính: Kinh tế số và Xã hội số. Chủ đề Kinh tế số bao gồm 02 phiên tập trung vào một số vấn đề nổi trội hiện nay là “Kết nối chuỗi cung ứng trong CMCN 4.0” và “Kinh tế chia sẻ” với các bài tham luận đến từ Đại diện Bộ Công Thương, Bộ Kinh tế thương mại và công nghiệp Nhật Bản, Uber khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, UPS khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng Đài Loan. Chủ đề Xã hội số bao gồm 02 phiên “IoT và việc hình thành xã hội mới” và “Những thách thức của cuộc CMCN 4.0”. Tại phiên này, các diễn giả đến từ Hiệp hội điện toán đám mây Châu Á, Microsoft Việt Nam, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean, Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam, và Navigos Việt Nam đã tham luận và trao đổi cùng khán giả các vấn đề mấu chốt mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong CMCN 4.0 bao gồm: việc ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm xây dựng xã hội mới, thành phố thông minh; các thách thức về an toàn an ninh thông tin; và vấn đề lao động việc làm.
Toàn cảnh Diễn đàn Cách mạng công nghiệp 4.0Diễn đàn đã tạo cơ hội để các diễn giả đến từ cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu và các tổ chức quốc tế trao đổi quan điểm học thuật, đưa ra đánh giá từ những góc độ khác nhau về các nội hàm của cuộc CMCN 4.0 và đề xuất ý tưởng cho việc xây dựng định hướng, chiến lược dài hạn nhằm phát huy các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong định hướng phát triển của từng tổ chức, từng doanh nghiệp./.
Nguồn: iDEA
-
Việt Nam tham dự Cuộc họp Nhóm công tác về Tiêu chuẩn thương mại số trong ASEAN30/03/2023Thương mại điện tử thay vì được coi là mô hình mới nay đã trở thành một hoạt động tất yếu, đóng vai trò thu hẹp khoảng cách giữa con người, doanh nghiệp, địa phương với nhau, góp phần tối ưu hóa chi phí trung gian để thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
-
Tập huấn nghiệp vụ XLVPHC trong thương mại điện tử cho lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ30/03/2023Nhằm tăng cường, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý các vi phạm hàng giả, gian lận trong thương mại điện tử cho lực lượng Quản lý thị trường, sáng ngày 29/3/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Cục TMĐT và KTS tổ chức buổi tập huấn nghiệp vụ và một số chuyên đề công tác kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh trên nền tảng số.
-
Tuổi trẻ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số học tập truyền thống - cống hiến tương lai22/03/2023Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2023), Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề mở rộng trong Chi đoàn với chủ đề "Tuổi trẻ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số học tập truyền thống - cống hiến tương lai".
-
Chương trình đào tạo “Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Cơ hội bứt phá cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ”21/03/2023Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Amazon và Hiệp hội dừa Việt Nam, Công ty Cổ phần Đồ gỗ mỹ nghệ Liên Minh tổ chức Chương trình đào tạo “Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Cơ hội bứt phá cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ” trong khuôn khổ Hội chợ quốc tế Vifa Expo 2023 với 2.412 gian hàng.
-
Tập trung chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương14/03/2023Chiều ngày 14/3/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về một số công tác trọng tâm thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương trong thời gian tới.