-
Diễn đàn thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long – Chính sách và thực tiễn06/11/2023Tiếp theo thành công của “Diễn đàn thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử – Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu” diễn ra sáng ngày 2⁄11⁄2023 tại thành phố Cần Thơ, chiều cùng ngày, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương thành phố Cần Thơ tổ chức “Diễn đàn thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long – Chính sách và thực tiễn”.
Diễn đàn chiều nay tập trung trao đổi những nội dung liên quan đến sự song hành của thương mại truyền thống và thương mại điện tử, chuyển đổi số ở địa phương cũng như chính sách giám sát, quản lý trong lĩnh vực thương mại điện tử dưới góc độ thực tiễn nhằm thúc đẩy thương mại điện tử liên kết vùng kinh tế khu vực phía Nam.
Tham dự Diễn đàn, về phía Bộ Công Thương có bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục TMĐT và KTS, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục TMĐT & KTS; Cùng đại diện của các phòng ban thuộc Cục TMĐT&KTS. Về phía Sở Công Thương TP Cần Thơ và các tỉnh phía Nam có ông Huỳnh Thanh Sử, Phó giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ chủ trì cùng đại diện Lãnh đạo Sở Công Thương thành phố Cần Thơ và các tỉnh khu vực ĐBSCL. Ngoài ra còn có sự tham dự của các Lãnh đạo Sở, Ban, ngành thuộc các tỉnh thuộc khu vực ĐBS Cửu Long và Đông Nam Bộ và các địa phương.
Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT tại Cần Thơ: Chính sách và thực tiễn
Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, thúc đẩy liên kết vùng là một trong những định hướng quan trọng của Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.
Quyết định 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 7 năm 2021 về việc Phê duyệt Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ nhiệm vụ “Đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại thị trường trong nước” với giải pháp cụ thể là “Tổ chức triển khai thực chất, hiệu quả các quy hoạch phát triển thương mại, trong đó có quy hoạch vùng để phân bổ nguồn lực, thu hút đầu tư, tạo cực tăng trưởng, liên kết vùng... theo đúng quy luật của thị trường; giảm áp lực về đầu tư từ ngân sách nhà nước”.
Trên thực tế, liên kết vùng sẽ giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Cục trưởng Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh cần hiểu rõ nội hàm của thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử. Cụ thể, liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử gồm: cung cấp hàng hóa lên sàn thương mại điện tử; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển logistics trong thương mại điện tử; đào tạo nguồn nhân lực ngành thương mại điện tử; và phát triển hạ tầng giao thông.
Diễn đàn là sự kiện để cơ quan nhà nước có thêm cơ hội nắm bắt thêm những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải để từ đó có thể hoạch định những chính sách phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp có thể kết nối tiêu thụ sản phẩm của mình qua thương mại điện tử, trưng bày các sản phẩm tiêu biểu tại sảnh không gian tổ chức Diễn đàn và tham gia Chương trình hỗ trợ tư vấn từ chuyên gia của các sàn thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế qua Khu gian hàng thương mại điện tử và tư vấn doanh nghiệp.
Ông Huỳnh Thanh Sử, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Cần Thơ
Giới thiệu tình hình phát triển TMĐT thành phố Cần Thơ và thúc đẩy liên kết vùng, ông Huỳnh Thanh Sử, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Cần Thơ chia sẻ, theo báo cáo thương mại điện tử do Hiệp hội TMĐT Việt Nam nghiên cứu, thành phố Cần Thơ nằm trong top 10 địa phương có chỉ số TMĐT cao nhất trong toàn quốc. Mặc dù có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, nhiều tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long hay Đông Nam Bộ trong đó có Cần Thơ vẫn còn có những hạn chế nhất định trong việc phát triển các mô hình kinh doanh hiện đại như điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông còn chưa phát triển, nguồn nhân lực phát triển thương mại điện tử còn hạn chế, thói quen mua sắm tiêu dùng hàng hóa còn duy trì mô hình truyền thống … Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thúc đẩy liên kết vùng để phát triển thương mại điện tử nói riêng và kinh tế xã hội khu vực này nói chung.
Do đó, ông Huỳnh Thanh Sử mong muốn Bộ Công Thương sẽ tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho vùng này trong lĩnh vực phát triển thương mại điện tử. Cụ thể là thường xuyên trao đổi về các chính sách và quy định mới, chia sẻ những thực tiễn thành công, đề xuất những giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số và thương mại điện tử trong khu vực.
Thúc đẩy chuyển đổi số gắn với phát triển thương mại điện tử địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp Việt
Các diễn giả tại Tọa đàm
Tại Diễn đàn, phiên Tọa đàm với chủ đề: “Tăng cường quản lý và định hướng phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy chuyển đổi số gắn với phát triển thương mại điện tử địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp Việt” đã thu hút sự quan tâm, trao đổi của rất nhiều đại biểu. Những vướng mắc của từng địa phương, doanh nghiệp đã được các diễn giả chia sẻ rất cụ thể. Từ đó, gợi mở những giải pháp và tư vấn giúp địa phương cũng như tìm ra hướng đi phù hợp để phát triển TMĐT thời gian tới.
Nhấn mạnh về các nội hàm quan trọng cho việc thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử, Cục trưởng Lê Hoàng Oanh chia sẻ, muốn thành công, doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố như: cung cấp hàng hóa lên sàn thương mại điện tử; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển logistics trong thương mại điện tử; đào tạo nguồn nhân lực ngành thương mại điện tử; và phát triển hạ tầng giao thông.
Các diễn giả là chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn đến từ Bộ Công Thương, Sở Công Thương các địa phương cũng như các Hiệp hội, Sàn TMĐT và doanh nghiệp sản xuất địa phương cũng đã có những chia sẻ chia sẻ thiết thực về các chính sách và thực tiễn triển khai để thúc đẩy thương mại điện tử liên kết vùng khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Thúc đẩy chuyển đổi số và chính phủ điện tử tại Cần Thơ và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; Tăng cường quản lý và định hướng phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy chuyển đổi số gắn với phát triển thương mại điện tử địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp Việt…
“Những thông tin chia sẻ này cũng sẽ là cơ sở và định hướng quan trọng để các cơ quan Trung ương, địa phương xây dựng, triển khai nhiều chương trình hỗ trợ phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp các địa phương trong cả nước.” bà Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh và bày tỏ tin tưởng rằng: Với sự chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, sự đồng hành của doanh nghiệp địa phương và ủng hộ của người dân… trong tương lai, thương mại điện tử và chuyển đổi số có thể góp phần tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khu vực vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Điều này góp phần tạo cơ hội cho doanh nghiệp hợp tác, chia sẻ nguồn lực và tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, khuyến khích sự sáng tạo và khả năng thích nghi với xu hướng mới của thị trường.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên05/09/2024Ngày 04 tháng 9 năm 2024, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên”.
-
Sắp diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên30/08/2024Dự kiến, Hội nghị hơn 200 đại biểu tham dự, diễn ra vào sáng ngày 4 tháng 9 năm 2024 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
-
Phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số năm 202428/08/2024Chiều ngày 28 tháng 8 năm 2024 đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số năm 2024 dưới sự phối hợp của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử (VECOMNET) và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh đã tới tham dự và phát biểu khai mạc tại lễ phát động.
-
Hội nghị tập huấn hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương27/08/2024Ngày 29 tháng 4 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 823⁄QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm xây dựng phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Bộ.
-
Cần quan tâm đến thể chế trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến.15/08/2024Việc hiện thực hóa kì vọng xuất khẩu thương mại điện tử đạt hơn 11 tỉ USD vào năm 2027 là một bài toán đường dài. Theo đó, cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ các nền tảng thương mại điện tử cũng như từ cơ quan quản lí nhà nước.