-
Bộ Công Thương lập đoàn công tác làm việc về xây dựng 'Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực Công Thương'08/10/2024Trong các ngày từ 26⁄6 đến 12⁄7⁄2024, Bộ Công Thương sẽ làm việc về xây dựng “Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực Công Thương” tại một số đơn vị.
Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, từ ngày 26/6 đến ngày 12/7/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Việt Tấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ làm Trưởng đoàn sẽ có buổi làm việc với một số đơn vị liên quan đến lĩnh vực công nghiệp, công nghệ sinh học tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Đoàn công tác của Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Việt Tấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ làm Trưởng đoàn sẽ có buổi làm việc với một số đơn vị liên quan đến lĩnh vực công nghiệp sinh họcCác buổi làm việc nhằm tập hợp đầy đủ thông tin triển khai xây dựng “Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực Công Thương”, phát huy năng lực của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, trí tuệ của các nhà khoa học, vai trò trung tâm của các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất, tận dụng các cơ hội, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp sinh học, đổi mới cơ chế chính sách, tranh thủ hợp tác và hỗ trợ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất sản phẩm từ công nghệ sinh học của ngành Công Thương và trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Tại buổi làm việc, các đơn vị sẽ trao đổi về định hướng nghiên cứu, phát triển; nhu cầu tiếp nhận công nghệ lõi, công nghệ tiên tiến trong nước, trong khu vực và trên thế giới; đề xuất những vấn đề hạn chế, các kiến nghị trong việc sửa đổi cơ chế, chính sách hiện nay đối với việc thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học tại Việt Nam; kiến nghị, đề xuất các giải pháp hỗ trợ các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong việc chuyển giao công nghệ, tiếp nhận công nghệ, thực hiện các nội dung liên quan đến ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học tại doanh nghiệp quy mô công nghiệp, quy mô vừa và nhỏ phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và tại địa phương.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đơn vị, Bộ Công Thương sẽ tập hợp hoàn thiện xây dựng “Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực Công Thương”, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2024.
Nguồn: Tổng hợp
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian09/10/2024Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.
-
Bộ Công Thương lập đoàn công tác làm việc về xây dựng 'Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực Công Thương'08/10/2024Trong các ngày từ 26⁄6 đến 12⁄7⁄2024, Bộ Công Thương sẽ làm việc về xây dựng “Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực Công Thương” tại một số đơn vị.
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn dẫn đến không được bên thứ ba thừa nhận. Kỳ 1: Chữ ký số giả mạo07/10/2024Với xu hướng online hóa các thủ tục hành chính và sự bùng nổ các giao dịch điện tử trên môi trường số, chữ ký số ngày càng trở nên phổ cập và sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp để thực hiện ký kết hợp đồng, giao dịch hồ sơ giấy tờ nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí.
-
Hỗ trợ các bên xác thực tra cứu hợp đồng đã chứng thực30/09/2024Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, việc sử dụng hợp đồng điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể dễ dàng ký kết, quản lý, và thực hiện giao dịch mà không cần đến các phương thức truyền thống như hợp đồng giấy.
-
Tác động của trí tuệ nhân tạo đến thương mại điện tử23/09/2024Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở nên thiết yếu đối với công nghệ thương mại điện tử trong những thập kỷ qua. Sự phát triển nhanh chóng của nó đã thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm trực tuyến.