-
Mời tham dự chương trình đào tạo "Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội bứt phá cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam”02/03/2023Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xin trân trọng kính mời các cá nhân và doanh nghiệp tham dự chương trình đào tạo "Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội bứt phá cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam”. Chương trình thuộc sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” (Crosss-Border E-Commerce: The Breakthrough Era) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng Amazon Global Selling phối hợp tổ chức.
Nội dung chương trình như sau:
- Đơn vị chỉ đạo: Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
- Đơn vị thực hiện: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Amazon Global Selling.
- Đơn vị phối hợp: + Hiệp hội Dừa Việt Nam
+ Công ty cổ phần TCMN Gỗ Liên Minh
+ Amazon Global Selling Việt Nam
+ Công ty cổ phần TCMN Gỗ Liên Minh.
-Các đơn vị tham gia tham luận :
+ Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương
+ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam - VECOM
+ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. - VIFOREST
+ Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ - Incham
+ Tỉnh Bình Phước.
Thời gian : 13h ngày 08 tháng 03 năm 2023
Địa điểm : Hội trường Trung tâm hội nghị và triễn lãm quốc tế SECC.
Số 799 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM.
KẾ HOẠCH VÀ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
- Khách mời tham dự sẽ được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp và kỹ năng bán hàng online xuyên biến giới, đặc biệt trên sàn Amazon thông qua các hoạt động:
- Mời các nhà cung cấp dịch vụ đã được chứng thực bởi Amazon Global Selling tham dự sự kiện để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới tới các Doanh nghiệp/Học viên.
- Chương trình đào tạo tổ chức các gian hàng trưng bày nếu điều kiện cho phép, và hỗ trợ kết nối các Doanh nghiệp/Học viên này tới các đơn vị bán hàng có nhiều kinh nghiệm thực tế đang kinh doanh trên nền tảng Amazon, từ đó tạo điều kiện để các Nhà bán hàng tiếp cận nguồn sản phẩm, tiếp cận nhu cầu, nắm bắt hiện trạng của Doanh nghiệp/Học viên, cũng như thúc đẩy cơ hội hợp tác sản xuất, hoàn thiện quy trình xuất khẩu giữa các Doanh nghiệp tham gia hội nghị.
MỜI CÁC CÁ NHÂN VÀ QUÝ DOANH NGHIỆP THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH MIỄN PHÍ
Đăng ký tham dự tại: https://amazon.idea.gov.vn/cbec-lop-10/
Thông tin liên hệ:
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
- Chị Đoàn Ngọc Lan
- Điện thoại: 0986.237.350
- Email: daotao@ecomviet.vn
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Chuyển đổi số của tổ chức: Thích ứng và phát triển trong thời đại mới26/02/2025Trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện đại đang thay đổi nhanh chóng, sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số đã mở ra một kỷ nguyên mới, thúc đẩy các tổ chức ở mọi quy mô và ngành nghề bắt tay vào hành trình chuyển đổi.
-
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2024: Những bước tiến và thách thức18/02/2025Năm 2024 đánh dấu một năm đầy khởi sắc của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, TMĐT tiếp tục là một trong những lĩnh vực tiên phong, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế số của đất nước.
-
Cục TMĐT&KTS phối hợp Tổng cục Thuế rà soát doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT ngừng hoạt động12/02/2025Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (TMĐT & KTS) phối hợp với Tổng cục Thuế rà soát, yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
-
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 202503/01/2025Ngày 03 tháng 01 năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
-
Công nghệ Blockchain và tiềm năng ứng dụng trong thương mại và công nghiệp27/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra từ ngày 24-25 tháng 12 tại TP HCM, công nghệ blockchain được đánh giá là một trong những giải pháp công nghệ quan trọng, có tiềm năng lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch hóa giao dịch và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong thương mại và công nghiệp.