-
Ngân hàng đẩy mạnh thanh toán online mùa COVID-1913/08/2020Từ tháng 2, khi diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, nhiều ngân hàng tích cực tham gia dịch vụ đi chợ hộ khi kết hợp với siêu thị.
Xu hướng mua sắm trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ đã giúp thúc đẩy hình thức thanh toán không tiền mặt. Với việc áp dụng các phương thức thanh toán hiện đại, an toàn, các ngân hàng cũng tung ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho giao dịch thanh toán online.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số lượng tài khoản cá nhân tại các ngân hàng đang gia tăng đều đặn, từ 60,2 triệu tài khoản năm 2015 tăng lên 88,5 triệu vào năm 2019. Đây là cơ sở để xu hướng thanh toán không tiền mặt phát triển.
Nhất là từ tháng 2 khi diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, nhiều ngân hàng tích cực tham gia dịch vụ đi chợ hộ khi kết hợp với siêu thị.
Đi chợ online tiện lợi
Bộ Công thương thống kê, giai đoạn 2016 - 2020 thị trường thương mại điện tử Việt Nam luôn tăng trưởng ổn định ở mức rất cao, lên tới 30%/năm. Đáng chú ý, trong năm nay, khi dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, người dân đã ưu tiên mua sắm trực tuyến hơn, nhất là người trẻ.
Thông qua các ứng dụng giao hàng, người dân có thể đi chợ online, mua sắm đầy đủ từ thực phẩm đến đồ dùng thiết yếu mà không cần đến siêu thị. Nhờ đó, hình thức thanh toán online cũng trở nên phổ biến hơn.
Giảm phí, hoàn tiền để thúc đẩy thanh toán online
Theo Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ, đến năm 2025 Việt Nam sẽ có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, thanh toán không tiền mặt khi mua sắm trực tuyến đạt 50%.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng với tình hình bệnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, có thể lây lan từ người sang người thì tiền giấy là môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy thương mại điện tử, mua bán trực tuyến càng được chú trọng. Đây cũng là một trong những cơ hội để thanh toán trực tuyến phát triển.
Bộ Công thương và Ngân hàng Nhà nước đều đánh giá thanh toán online mang đến nhiều lợi ích như người mua thanh toán đúng số tiền phải trả, thanh toán nhanh, thuận tiện qua các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính... Đặc biệt, người mua đảm bảo an toàn sức khỏe khi hạn chế tiếp xúc nơi đông người trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp.
Hiện nay, các ngân hàng cũng góp phần tham gia thúc đẩy hình thức mua sắm và thanh toán online với các chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Tiện dụng trong đời sống
Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đánh giá các ngân hàng đang nỗ lực đầu tư và cải tiến dịch vụ thanh toán, nhất là phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngoài ra, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), cho biết để hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh dịch COVID-19, các ngân hàng cam kết miễn giảm phí chuyển tiền với giá trị giao dịch dưới 2 triệu đồng cho khách hàng. Ước tính số tiền giảm phí giao dịch chuyển tiền mà các ngân hàng chia sẻ với khách hàng trong năm nay là trên 1.000 tỉ đồng, 70% giao dịch chuyển tiền là dưới 2 triệu đồng.
* Ông Phạm Tiến Dũng (vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước):
Thương mại điện tử vẫn còn dùng tiền mặt
Tuy nhiên, giao dịch bằng tiền mặt trong thương mại điện tử vẫn chiếm tới 88%, tức là giao hàng và thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Ước tính tổng giá trị thanh toán thương mại điện tử một năm chỉ đạt khoảng 12 tỉ USD. Con số này rất là nhỏ bé so với thanh toán điện tử. Thực tế, bình quân một ngày Ngân hàng Nhà nước xử lý thanh toán điện tử tương đương 16 tỉ USD.
* Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu (chuyên gia tài chính):
Dịch vụ thanh toán cần dễ sử dụng hơn
Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các ngân hàng giảm nhiều loại phí giao dịch trực tuyến cho thấy sự cố gắng của ngành ngân hàng để thu hút, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ trực tuyến nhiều hơn.
Tuy nhiên, về lâu về dài, để thu hút người dân sử dụng dịch vụ trong thanh toán không tiền mặt, điều quan trọng là các ngân hàng phải cung cấp đầy đủ phương tiện, công nghệ tại các địa điểm thanh toán, giúp người dân dễ dàng sử dụng. Đó là các ngân hàng phải kết nối, bắt tay với các cửa hàng, điểm bán hàng, trước mắt là các dịch vụ thiết yếu như trạm xăng dầu, cửa hàng bán thuốc… để cung cấp thêm các thiết bị, công nghệ POS...
Trên thực tế, việc thanh toán không dùng tiền mặt phần lớn vẫn ở các khách sạn, siêu thị, cửa hàng tại các đô thị, thành phố lớn. Trong khi đó, tại những vùng ngoại thành, cửa hàng nhỏ thì chưa được cung cấp, khiến người dân khó khăn trong việc thanh toán phi tiền mặt.
Nguồn: Tổng hợp
-
An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương28/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
-
Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức27/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương24/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương23/12/2024Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian09/10/2024Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.