• Thúc đẩy các sáng kiến Chính phủ điện tử
    01/06/2020
    Các sáng kiến Chính phủ điện tử đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để khôi phục tăng trưởng kinh tế đất nước sau những ảnh hưởng của COVID-19.

    Cải thiện môi trường kinh doanh

    Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung, Đại học RMIT Việt Nam, triển khai tốt chính phủ điện tử ở cấp quốc gia và địa phương không chỉ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng niềm tin của người dân mà còn có lợi cho ngân sách nhà nước. Chỉ riêng Cổng dịch vụ công quốc gia ước tính sẽ giúp tiết kiệm hơn 4.200 tỷ đồng/năm.

    Theo báo cáo gần đây của Liên Hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới, những quốc gia áp dụng chính phủ điện tử hiệu quả thường cũng có môi trường kinh doanh khỏe mạnh. Đây là một chỉ số cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư chất lượng cao, có khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa như chuyển giao công nghệ và quy trình quản lý hiện đại.

    Đảng và Chính phủ đã coi việc triển khai Chính phủ điện tử rộng khắp từ trên xuống làm một trong những nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Các báo cáo gần đây cho thấy, việc triển khai Chính phủ điện tử được thực hiện rất nghiêm túc tại nhiều khu vực và thành phố. Ví dụ, theo UBND TP. Hà Nội hiện có 1.818 dịch vụ công trực tuyến, từ phường, xã cho đến quận, huyện, sở, ngành. Trong đó, 82% số thủ tục ở cấp độ 3 và 4.

    Theo TS. Trung, kinh nghiệm tại một số quốc gia áp dụng thành công Chính phủ điện tử như Hàn Quốc, Singapore cho thấy điều này sẽ tạo ra những thay đổi tích cực khác như giảm tham nhũng và minh bạch kinh doanh.

    Chìa khóa tới Chính phủ 4.0

    Tháng 8/2018, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và ban hành Nghị quyết 17/NQ-CP vào tháng 3/2019 nhằm chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. 

    Một số dự án lớn gần đây có thể kể đến gồm hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (E-Cabinet) ra mắt vào tháng 6/2019, Cổng dịch vụ công quốc gia triển khai vào tháng 12/2019. Hay như thời gian qua Quốc hội đã triển khai họp trực tuyến rất thành công. Mô hình này đã cho thấy những lợi thế như tạo điều kiện cho các đại biểu hoàn thành nhiệm vụ kép tại TW và địa phương, tiết kiệm NSNN và còn đem lại những tác động tới môi trường, xã hội như giảm việc đi lại gây ra ô nhiễm, hạn chế tắc đường...

    Tuy vậy, để thực sự tạo lợi thế cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong đầu tư nguồn lực cho phát triển chính phủ điện tử. Kinh nghiệm ở các quốc gia khác cho thấy, các nhóm yếu tố tạo nên thành công của chính phủ điện tử gồm: năng lực quản trị, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và đặc điểm kinh tế - xã hội.

    Đảng và Chính phủ đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, với yêu cầu tập trung cao độ nhằm nhanh chóng đưa Việt Nam tới mục tiêu trở thành quốc gia thịnh vượng, sáng tạo và công bằng. Nhiệm vụ này càng bộc lộ tính cấp bách của nó trong bối cảnh đất nước đang cần những giải pháp cấp bách để kích thích phát triển kinh tế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, TS. Trần Phạm Khánh Toàn nhận định.


    Nguồn: Tổng hợp
Tin mới
  • An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương
    28/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
  • Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức
    27/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương
    24/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương
    23/12/2024
    Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
  • Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian
    09/10/2024
    Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.
Tin tức
TRA CỨU
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐĂNG KÝ/THÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG
LIÊN KẾT