• Bắc Ninh ưu tiên nguồn lực cho các nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử
    13/05/2020
    Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về Chính phủ điện tử, đặc biệt là chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến.

    Đầu tháng 4/2020, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương ngày 12/2/2020.

    Tính đến cuối năm ngoái, Bắc Ninh đã cung cấp 135 dịch vụ công trực tuyến mức 4, chiếm gần 7,1% tổng số thủ tục hành chính

    Trong kết luận hội nghị, Thủ tướng đã nhấn mạnh năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư và là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết 17 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo rõ các nhiệm vụ mà các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai.

    UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn khẩn trương triển khai, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại kết luận hội nghị nêu trên.

    Theo đó, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được yêu cầu phải tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về Chính phủ điện tử đặt ra tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 và Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ, đặc biệt là chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4.

    Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Bắc Ninh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh về hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu này. Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo, triển khai, sử dụng các ứng dụng Chính phủ điện tử, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.

    Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử và thực hiện các giải pháp tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.

    Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị còn được yêu cầu xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ. Đến hết tháng 6/2020, 100% văn bản điện tử được gửi, nhận ở cả 4 cấp chính quyền đáp ứng yêu cầu về nội dung, thẩm quyền, thể thức, ký số và xác thực theo quy định.

    UBND tỉnh Bắc Ninh giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các ngành, địa phương tiếp tục chia sẻ dữ liệu, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; triển khai hoạt động giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung một cách phù hợp, bảo đảm hiệu quả.

    Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh cũng được giao chủ trì, phối hợp với các Sở: Nội vụ, Tài chính, KH&ĐT và các ngành, địa phương liên quan tăng cường đào tạo, tuyên truyền về Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử kết hợp với an toàn, an ninh mạng. Đối tượng đào tạo, tuyên truyền không chỉ là cán bộ chuyên trách về CNTT mà còn cho cán bộ, công chức, viên chức để thay đổi tư duy, nhận thức, đổi mới lề lối, phương thức làm việc trên môi trường điện tử. Bố trí ngân sách hàng năm, dành một tỷ lệ nhất định cho công tác này.

    Sở TT&TT Bắc Ninh có trách nhiệm định kỳ báo cáo về Bộ TT&TT kế hoạch, tiến độ triển khai, nền tảng và ứng dụng, kiến trúc và tiêu chuẩn, các dự án đầu tư, kinh phí thuê dịch vụ CNTT, kinh phí cho triển khai Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, đô thị thông minh để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Đặc biệt, Sở TT&TT Bắc Ninh phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh về nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng thời gian và đúng quy định.


    Nguồn: Tổng hợp
Tin mới
  • An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương
    28/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
  • Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức
    27/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương
    24/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương
    23/12/2024
    Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
  • Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian
    09/10/2024
    Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.
Tin tức
TRA CỨU
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐĂNG KÝ/THÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG
LIÊN KẾT