• Vingroup đầu tư siêu máy tính AI - NVIDIA® DGX A100 ™ đầu tiên tại Việt Nam
    22/05/2020
    Ngày 22/5/2020, Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố đã đầu tư siêu máy tính AI - NVIDIA® DGX A100 ™ thế hệ mới nhất đầu tiên tại Việt Nam. Với hiệu năng tính toán 5 triệu tỷ phép tính/giây, NVIDIA® DGX A100 ™ tương đương một trung tâm dữ liệu, có khả năng thúc đẩy vượt trội cho các nghiên cứu AI chuyên sâu.

    Siêu máy tính AI NVIDIA® DGX A100 ™ là sản phẩm mới nhất vừa ra mắt của NVIDIA – Công ty điện toán Trí tuệ nhân tạo số 1 thế giới. Thiết bị có hiệu năng tính toán lên đến 5 petaflops (thực hiện 5 triệu tỷ phép tính một giây), với kiến trúc GPU NVIDIA Ampere được chế tạo với quy trình công nghệ 7nm hoàn toàn mới.

    Viện VinAI sử dụng NVIDIA® DGX A100 ™ để thử nghiệm với các mô hình AI lớn vượt trội cho các dữ liệu ngôn ngữ, hình ảnh, video để phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên sâu. Với hiệu năng vượt trội, siêu máy tính sẽ tối ưu hóa sức mạnh và tài nguyên tính toán của VinAI lên gấp nhiều lần và cho phép VinAI thử nghiệm các mô hình lớn hơn với độ chính xác cao hơn. Hơn nữa, NVIDIA® DGX A100 ™ còn cho phép các nhà nghiên cứu và kỹ sư tại VinAI giảm thiểu thời gian cần thiết để hoàn tất một thí nghiệm từ hơn 1 tuần xuống dưới 24 giờ, qua đó tăng hiệu suất thử nghiệm lên gấp nhiều lần so với trước. Tất cả các khâu bao gồm: phân tích dữ liệu, đào tạo và suy luận sẽ được nâng cao tối đa về tốc độ, khối lượng đến chất lượng công việc.

    Siêu máy tính AI NVIDIA® DGX A100 ™ là sản phẩm mới nhất của NVIDIA – Công ty điện toán Trí tuệ nhân tạo số 1 thế giới. Thiết bị có hiệu năng tính toán thực hiện 5 triệu tỷ phép tính một giây

    Tiến sĩ Bùi Hải Hưng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo VinAI Research) cho biết: “Siêu máy tính AI NVIDIA DGX A100 thế hệ mới là thiết bị mà mọi đơn vị hoạt động trong lĩnh vực AI đều mong muốn sở hữu. Bổ sung NVIDIA® DGX A100 ™ vào hệ thống hạ tầng tính toán sẽ giúp VinAI sẵn sàng mở rộng quy mô nghiên cứu và tăng tốc triển khai các dự án. Hiện tại chúng tôi đã có một số mô hình và thí nghiệm quan trọng để tiến hành ngay trên siêu máy tính này”.

    NVIDIA® DGX A100 ™ là sản phẩm mới nhất của NVIDIA - đơn vị tạo ra cuộc cách mạng về đồ họa và tính toán hiện đại, đưa ngành trí tuệ nhân tạo lên một bước tiến mới.

    “Chúng tôi cam kết hợp tác chặt chẽ với VinAI ở cấp độ kiến trúc và phối hợp với VinAI từ góc độ của nhà phát triển sản phẩm, nhằm thúc đẩy những thành quả vượt bậc cho các dự án AI” - ông Dennis Ang, Giám đốc khách hàng doanh nghiệp NVIDIA khu vực Đông Nam Á chia sẻ.

    NVIDIA® DGX A100 ™ cho phép các nhà nghiên cứu và kỹ sư tại VinAI giảm thiểu thời gian cần thiết để hoàn tất một thí nghiệm từ hơn 1 tuần xuống dưới 24 giờ.

    Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo VinAI Research hiện đang tập trung tiến hành các nghiên cứu cơ bản trong học máy, học sâu và các phương pháp, ứng dụng AI mới trong lĩnh vực thị giác máy tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. VinAI cũng hướng tới việc cung cấp các giải pháp thông minh sử dụng AI để giải quyết các bài toán thực tiễn; đồng thời định hướng đào tạo các tài năng AI trong khu vực.

    Do đó, việc bổ sung siêu máy tính AI NVIDIA® DGX A100 ™ và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ đẳng cấp thế giới không chỉ thể hiện tầm vóc của một Lab nghiên cứu AI hàng đầu khu vực của VinAI; mà còn khẳng định mạnh mẽ cho mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu của Vingroup trong thập niên tới.

    VinAI Reaserch: Thành lập tháng 4/2019, sau 1 năm thành lập, Viện đã có 2 nghiên cứu công bố tại Hội nghị số trí tuệ nhân tạo NeurIPS - Canada, đưa Việt Nam trở thành nước thứ 2 trong khu vực có công trình được công bố tại sự kiện. VinAI cũng đã nghiên cứu thành công công nghệ nhận diện khuôn mặt khi dùng khẩu trang; trở thành một trong những đơn vị đầu tiên trên thế giới nghiên cứu thành công công nghệ này.


    Nguồn: Tổng hợp
Tin mới
  • An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương
    28/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
  • Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức
    27/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương
    24/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương
    23/12/2024
    Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
  • Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian
    09/10/2024
    Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.
Tin tức
TRA CỨU
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐĂNG KÝ/THÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG
LIÊN KẾT