-
Thanh toán qua di động Việt Nam tăng 400% vào năm 202518/06/2020Giao dịch qua di động tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng tới 400% vào năm 2025 nhờ sự bùng nổ của kinh tế số.
Đây là nội dung từ báo cáo Fintech và ngân hàng số 2025, do nền tảng ngân hàng kỹ thuật số Backbase và Công ty nghiên cứu thị trường IDC phối hợp thực hiện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo khảo sát về sử dụng ứng dụng thanh toán di động tại Việt Nam do Công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus công bố đầu năm nay, 70% người dùng thanh toán di động ít nhất một lần một tuần, trong đó 21% sử dụng mỗi ngày, trong đó hoạt động thanh toán qua ứng dụng di động phổ biến nhất là nạp thẻ điện thoại với hơn 50% người dùng thực hiện.
Những hoạt động khác được người dùng thực hiện nhiều còn có một số dịch vụ như: hóa đơn Internet, điện, nước (41%), chuyển tiền đến bạn bè hoặc người thân (40%), vé tại rạp chiếu phim (35%)…
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong thời gian qua đã thúc đẩy rộng hơn hoạt động thanh toán di động. Theo thống kê của Moca - ví điện tử đang liên kết với Grab - tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trên toàn bộ nền tảng Grab chiếm đến 43% trong giai đoạn dịch bệnh.
Riêng với dịch vụ GrabMart có tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt chiếm đến 70%. Lượng người dùng Việt Nam lần đầu tiên thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab vào tháng 3-2020 tăng lên 22,5% so với tháng trước đó…
Một khảo sát mới đây của Visa tại Việt Nam cho thấy có đến 74% người tiêu dùng tại Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng cường thanh toán không tiền mặt trong 12 tháng tới.
Mới đây, Thủ tướng cũng đã cho phép thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (mobile money).
Theo đánh giá của các chuyên gia, mobile money được triển khai sẽ là một cú hích với thanh toán không tiền mặt, đặc biệt ở khu vực vùng sâu vùng xa...
"Ngành ngân hàng Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động rất cụ thể để thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025. Trong đó, đáng chú ý là mục tiêu đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Khi nền kinh tế dần phục hồi từ những thách thức của năm 2020, thị trường sẽ chứng kiến các câu chuyện kỹ thuật số từ phân khúc ngân hàng thương mại cổ phần" - ông Riddhi Dutta, giám đốc khu vực châu Á của Backbase, nhận định.
43%
Đó là tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trên toàn bộ nền tảng Grab trong giai đoạn giãn cách xã hội vừa qua, theo thống kê của Moca - ví điện tử đang liên kết với Grab.
Riêng với dịch vụ GrabMart có tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt chiếm đến 70%. Lượng người dùng Việt Nam lần đầu tiên thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab vào tháng 3-2020 tăng lên 22,5% so với tháng trước đó...
Nguồn: Tổng hợp
-
An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương28/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
-
Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức27/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương24/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương23/12/2024Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian09/10/2024Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.