• Thích nghi với phương thức thương mại mới sau dịch COVID-19
    19/06/2020
    Dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, thương mại toàn cầu, thúc đẩy phương thức mua bán hàng hóa online phát triển mạnh mẽ hơn. Đó là cơ hội kinh doanh nhưng cũng là thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro mà doanh nghiệp cần chủ đồng phòng chống.

    Đây là chia sẻ của các đại biểu tại hội thảo "Một số lưu ý cho doanh nghiệp khi khôi phục hoạt động sau dịch COVID-19", do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 18/6. 

    Các chuyên gia chia sẻ thông tin tại hội thảo

    Luật sư Lê Thành Kính, Trọng tài viên VIAC cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới như hiện nay, việc thay đổi hình thức kinh doanh từ trực tiếp sang trực tuyến là một hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp Việt Nam.

    Số liệu từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy, hoạt động thương mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởng trên 30%/năm với quy mô thị trường lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.

    “Kinh doanh trực tuyến không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại trong tình hình dịch bệnh hiện nay mà đây còn là xu hướng tương lai của ngành bán lẻ. Người tiêu dùng ngày càng sử dụng internet nhiều hơn, tìm kiếm sản phẩm và mua sắm trực tuyến nhiều hơn, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu. Nền kinh tế thế giới đang chuyển mình hướng đến Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán mobile ngày càng phổ biến. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram, Youtube… thì kinh doanh trực tuyến đang ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp”, Luật sư Lê Thành Kính phân tích.

    Tuy nhiên, ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng Thư ký VIAC cho rằng, bên cạnh cơ hội thì thương mại điện tử, mua bán qua hình thức online cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do người bán và người mua không trực tiếp gặp mặt, kiểm tra sản phẩm, giao kết hợp đồng gián tiếp, thiếu “giấy trắng mực đen” nên khi xảy ra tranh chấp thường có ít chứng cứ xác thực để giải quyết. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp thì vấn đề tìm hiểu, thẩm định thông tin về đối tác, thị trường trở nên khó khăn hơn.

    “Từ khi xảy ra dịch COVID-19, số vụ tranh chấp thương mại có xu hướng tăng so với mật độ giao dịch thương mại thông thường. Tuy nhiên, hầu hết không phải lỗi cố ý mà do ảnh hưởng của dịch bệnh hoặc một trong hai bên không hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng, khi thực hiện mới nhận ra bất lợi cho mình”, ông Châu Việt Bắc nêu thực tế.

    Luật sư Lương Văn Lý, Cố vấn cao cấp Global Lawyers phát biểu tại hội thảo.

     

    Ông Lương Văn Lý, Cố vấn cao cấp Global Lawyers thông tin, các loại tranh chấp phổ biến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây ra, bao gồm: tranh chấp về hợp đồng thuê mặt bằng, hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, phổ biến nhất là đặt phòng khách sạn, tổ chức tour du lịch, hợp đồng lao động; tranh chấp do các bên gặp khó khăn hiện tại hoặc dự kiến về lưu chuyển tiền tệ, suy giảm đáng kể hoặc mất khả năng chi trả do cách ly, giãn cách xã hội; trường hợp xảy ra do sự cố đột xuất, không lường trước, hậu quả nghiêm trọng, không xác định được thời gian phục hồi…

    Với các loại tranh chấp nêu trên, ông Lương Văn Lý khuyến nghị các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ xem nội dung về điều kiện “bất khả kháng” trong hợp đồng có quy định trường hợp dịch bệnh cụ thể hay không. Nếu là do “hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, doanh nghiệp cần cân nhắc đưa tranh chấp ra tòa án giải quyết vì chỉ có tòa án mới có thẩm quyền quyết định biện pháp khắc phục.

    Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang bị gián đoạn, doanh nghiệp nên tiến hành rà soát tình trạng pháp lý hiện tại của doanh nghiệp đối tác; cân nhắc việc tạm ngừng hợp đồng hoặc chấp nhận hoãn thanh toán với đối tác có đơn hàng lớn, quan hệ thương mại lâu dài để giữ mối. Song song đó, doanh nghiệp cần tìm kiếm thêm nhiều đối tác, khách hàng mới, cẩn trọng trong từng điều khoản, chi tiết của hợp đồng để giảm thiểu các rủi ro không đáng có khi đẩy mạnh thương mại điện tử.

    Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC cho rằng, Việt Nam có lợi thế khống chế hiệu quả dịch COVID -19, nhờ đó hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại được tổ chức sớm. Chính vì vậy, bên cạnh việc chuyển đổi phương thức thương mại mới, doanh nghiệp cũng cần tập trung thu thập thông tin, nghiên cứu nhu cầu thị trường để có sản phẩm phù hợp, tận dụng được các thị trường ngách, thị trường ngắn hạn trong mùa dịch để bù đắp phần thiếu hụt doanh thu trong thời gian khó khăn.

    Mặt khác, Việt Nam có được dư địa thị trường lớn nhờ tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), doanh nghiệp phải chủ động cao năng lực cạnh tranh của bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào động sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu đầy đủ về các cam kết của FTA để tận dụng hiệu quả nhất các ưu đãi thuế quan, phòng tránh rủi ro khi chinh phục thị trường quốc tế.


    Nguồn: Tổng hợp
Tin mới
  • An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương
    28/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
  • Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức
    27/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương
    24/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương
    23/12/2024
    Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
  • Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian
    09/10/2024
    Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.
Tin tức
TRA CỨU
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐĂNG KÝ/THÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG
LIÊN KẾT