-
Cần quan tâm đến thể chế trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến.15/08/2024Việc hiện thực hóa kì vọng xuất khẩu thương mại điện tử đạt hơn 11 tỉ USD vào năm 2027 là một bài toán đường dài. Theo đó, cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ các nền tảng thương mại điện tử cũng như từ cơ quan quản lí nhà nước.
Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Chính phủ trong nhiều năm qua, thương mại điện tử đã trở thành là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số và tiềm năng phát triển thương mại điện tử trong tương lại còn rất lớn. Năm 2023, thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 25%, thuộc nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hiện nay, thương mại điện tử đang chiếm khoảng 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Hơn 80% người dùng Internet đã mua sắm trực tuyến.
Ông Võ Trí Thành cho rằng, để phát triển thương mại điện tử bền vững, cần quan tâm đến câu chuyện về thể chế, về xử lý tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.
TS Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế
"Có hai điểm tôi lưu ý vì màu hồng nào cũng đi liền với chính sách. Thứ nhất, trong quá trình phát triển này, khu vực thương mại truyền thống, khu vực bán lẻ dần dần bị thu hẹp, đó là một phần của quá trình phát triển nhưng cũng có thể tạo ra những tác động không mong muốn. Đây là việc chúng ta phải quan tâm về mặt chính sách, để không ai bị thiệt thòi, bỏ lại phía sau. Thứ hai, liên quan đến nhiều câu chuyện về thể chế, về xử lý tranh chấp, bảo vệ người tiêu dùng làm sao để phát triển đem lại lợi ích tốt nhất chứ không phải lúc nào cũng màu hồng. Nhưng tổng thể phải nói là thương mại điện tử đã đem lại sự phát triển vượt trội, đem lại ý nghĩa rất tích cực".
Đồng quan điểm với ông Thành, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số nhận định, việc hiện thực hóa kì vọng xuất khẩu thương mại điện tử đạt hơn 11 tỉ USD vào năm 2027 (theo số liệu nghiên cứu của Access Partnership) là một bài toán đường dài. Theo đó, cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ các nền tảng thương mại điện tử cũng như từ cơ quan quản lí nhà nước.
Bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số
"Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững là xu hướng nổi trội trên toàn thế giới. Vì thế hàng hoá Việt Nam để vươn ra thị trường toàn cầu, chúng ta cần cân nhắc rất nhiều đến yếu tố phát triển bền vững. Từ góc độ này, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong thương mại điện tử cũng sẽ có vai trò nhất định. Ví dụ, khách hàng có những yêu cầu về truy xuất hàng hoá, đảm bảo được vùng trồng, không vi phạm về chặt phá rừng hoặc đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, chống rác thải… Chúng ta giải quyết tất cả những vấn đề đó bằng cách số hoá của quy trình sản xuất chuỗi giá trị, áp dụng đến từng khâu của quy trình của sản xuất… Đó là những yếu tố mà thương mại điện tử phải áp dụng để nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế".
Với những nỗ lực của Chính phủ trong việc kết nối dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước và những nền tảng thương mại điện tử lớn thời gian qua, bà Lại Việt Anh tin tưởng rằng sẽ giúp lĩnh vực thương mại điện tử giải quyết được nhiều bài toán về thực thi pháp luật, về thể chế trong tương lai, từ câu chuyện bảo vệ người tiêu dùng, xử lý hành vi không lành mạnh trên môi trường điện tử.
Nguồn: Tổng hợp
-
Trục Phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 202411/10/2024Tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2024 vừa diễn ra mới đây tại Hà Nội, Ban Tổ chức đã vinh danh 45 tổ chức, giải pháp chuyển đổi số xuất sắc. Trong đó, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương được vinh dự nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 với giải pháp “Trục Phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam”.
-
Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho các sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang01/10/2024Xác định đối tượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng là lực lượng trẻ có nhiều tiềm năng thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Trung tâm Phát triển TMĐT (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT tại tỉnh Bắc Giang.
-
Thúc đẩy hợp tác thương mại điện tử ASEAN - Trung Quốc27/09/2024Việt Nam tham gia Hội nghị “Mở cửa hợp tác thương mại điện tử (xuyên biên giới) - Con đường tơ lụa ASEAN - Trung Quốc” với tư cách Quốc gia chủ đề
-
Bộ Công Thương thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Bình Định và các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung26/09/2024Tiếp nối thành công của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại các tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2024, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Bình Định tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Bình Định và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung”.
-
Trao quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số26/09/2024Sáng ngày 26 tháng 9 năm 2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Hoàng Ninh giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.