-
Doanh nghiệp vận chuyển tăng tốc số hóa22/09/2020Sau các đợt cao điểm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp vận chuyển đã tăng tốc tiến trình số hóa để phù hợp với nhu cầu mới của người dùng.
Kết hợp nhiều phương tiện khác nhau cho một giao dịch gọi xe công nghệ là dịch vụ một doanh nghiệp đang xây dựng để đưa ra thị trường trong năm sau.
Với lượng dữ liệu xử lý hàng ngày lên đến 350.000 lượt yêu cầu dịch vụ, đơn vị tự tin có thể dùng công nghệ dữ liệu lớn để phân tích, đưa ra các gợi ý không chỉ có lợi cho người dùng, mà còn giải quyết các vấn đề xã hội như ùn tắc giao thông.
Với các doanh nghiệp vận chuyển kiểu truyền thống như Bưu điện Việt Nam, thách thức lại là làm sao để chuyển đổi số được nguồn lực vận chuyển sẵn có.
Ngành công nghiệp vận chuyển hậu cần có thể tạo ra giá trị 1.500 tỷ USD nếu chuyển đổi số thành công sau 5 năm tới
Theo mô hình truyền thống, từng dịch vụ của đơn vị lại sử dụng một hệ thống công nghệ riêng. Do đó để số hóa, việc đầu tiên cần làm là tập hợp tất cả thành một cơ sở dữ liệu thống nhất. Từ đây, mô hình kinh doanh cũng chuyển từ kinh doanh dựa trên hệ thống sang kinh doanh dựa trên một nền tảng công nghệ có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực.
"Với công nghệ, chúng tôi có thể mở rộng phạm vi hoạt động, người dân có thể ở tại nhà để sử dụng sản phẩm dịch vụ của chúng tôi. Nhân viên của chúng tôi cũng không nhất thiết phải gói gọn, mà có thể mở rộng lực lượng vẫn chuyển ra kênh xã hội hóa. Như vậy, quy mô và tốc độ của chúng tôi sẽ được tăng nhanh lên rất nhiều", ông Vũ Kim Văn, Giám đốc Công nghệ Thông tin, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, cho biết.
Thách thức của các doanh nghiệp vận chuyển kiểu truyền thống là làm sao để chuyển đổi số được nguồn lực vận chuyển sẵn có
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, ngành công nghiệp vận chuyển hậu cần có thể tạo ra giá trị 1.500 tỷ USD nếu chuyển đổi số thành công sau 5 năm tới.
Tại Việt Nam, giới trong ngành ước tính chi phí logistics trên mỗi đơn hàng có thể lên đến 25%, ở mức cao so khu vực, phần nào cho thấy dư địa chuyển đổi số trong ngành này là rất lớn.
Theo nghiên cứu từ nhóm đối tác Google, hiện cứ 3 USD đầu tư vào kinh tế số ở Đông Nam Á là có đến 2 USD là dành để đầu tư cho các công ty thuộc lĩnh vực thương mại điện tử hoặc gọi xe công nghệ.
Nguồn: Tổng hợp
-
Thương mại điện tử: Cánh cửa cho doanh nghiệp miền Trung hội nhập24/06/2025Sự kiện “Sản phẩm miền Trung vươn xa cùng thương mại điện tử” là một trong những hoạt động trọng điểm trong Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, hướng đến mục tiêu tăng cường liên kết vùng thông qua thương mại điện tử, giúp các địa phương tận dụng công nghệ số để quảng bá thương hiệu sản phẩm, rút ngắn chuỗi phân phối, tiếp cận người tiêu dùng toàn quốc và từng bước khai phá thị trường quốc tế.
-
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 202426/12/2024Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15⁄15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo niềm tin mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong thành tích chung đó, ngành Công Thương đã dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá để đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương20/09/2024Ngày 17 tháng 9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong 8 tháng năm 2024, những khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
-
Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số30/08/2024“Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số” là chương trình được thiết kế trong một ngày, nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử xuyên biên giới và các giải pháp kỹ thuật số để phát triển kinh doanh một cách bền vững.
-
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Đề án 0611/07/2024Ngày mùng 10 tháng 7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban. Phiên họp và Hội nghị được truyền trực tuyến tới các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.