-
Tiếp tục đấu tranh chống giả mạo xuất xứ và vi phạm trong thương mại điện tử06/07/2020Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, Trưởng Ban chỉ đạo đã yêu cầu Ban cần tập trung cho các hoạt động đấu tranh chống giả mạo xuất xứ và các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Tại hội nghị, ông Trần Hữu Linh - Ủy viên Ban chỉ đạo 389 quốc gia - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường QLTT, Phó trưởng ban Thường trực BCĐ 389 Bộ Công Thương cho biết, những tháng đầu năm 2020 cũng là thời điểm bùng phát dịch viêm phổi cấp Covid-19 do chủng mới của virus Corona gây ra đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và kinh doanh mặt hàng khẩu trang y tế và nước rửa tay sát khuẩn trên cả nước. Đã xuất hiện nhiều nơi sản xuất khẩu trang kém chất lượng, không có lớp lọc kháng khuẩn, không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh bán hàng trên mạng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ buôn bán hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng.
Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng nhằm bảo đả bình ổn và lành mạnh thị trường trong nước Tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng diễn biến phức tạp, tập trung ở các nhóm hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu thụ cao như: quần áo, giày dép, bánh kẹo, rượu bia, mỹ phẩm, thuốc lá...
Trong bối cảnh mang tính đặc thù đó, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị thành viên chủ động kiểm tra và phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi trục lợi khi thị trường có biến động về cung cầu hàng hóa.
“Kết quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm lũy kế từ ngày 1/1/2020 đến ngày 19/6/2020, lực lượng QLTT phát hiện, xử lý trên 33 nghìn vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước gần 150 tỷ đồng, ước giá trị hàng tịch thu chưa bán trên 218 tỷ đồng. Trong đó, riêng về mặt hàng trang thiết bị y tế dùng để phòng, chống dịch Covis-19, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, giám sát 9.088 cơ sở, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 4,72 tỷ đồng”- Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương cho biết
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng QLTT đã chuyển cơ quan điều tra 60 vụ; đã khởi tố hình sự 4 vụ; không khởi tố hình sự 13 vụ; đang tiếp tục điều tra 43 vụ, trong đó buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu 22 vụ; gian lận thương mại 8 vụ; hàng giả 22 vụ; vi phạm khác 8 vụ.
Với vai trò là thành viên của Ban Chỉ đạo 389 cấp tỉnh, lực lượng QLTT các địa phương đã tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đợt cao điểm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương cho biết, những vấn đề nổi cộm, phát sinh trên thị trường đã được Cục QLTT các địa phương chủ trì hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm như các vụ việc gian lận trong kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng, thực phẩm chức năng, sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Ông Trần Hữu Linh- Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương báo cáo tại hội nghị Nhằm tạo điều kiện để lực lượng QLTT cả nước hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm cũng như trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ sớm xem xét, ban hành 2 Nghị định mà Bộ Công Thương đã trình Chính phủ, bao gồm Nghị định thay thế Nghị định số 185/2013/NĐ-CP; Nghị định thay thế Nghị định số 67/2017/NĐ-CP.
Cùng đó kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung lực lượng QLTT được sử dụng xe có tín hiệu được quyền ưu tiên trên cơ sở đánh giá, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 1/12/2009 của Chính phủ quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
Đặc biệt Ban chỉ đạo cũng kiến nghị các Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhằm bảo đảm tính thống nhất giữa pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật quản lý tài sản công; hướng dẫn xử lý mẫu lưu sau khi kết thúc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá trong trường hợp người sản xuất, kinh doanh không vi phạm quy định chất lượng hàng hóa.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đánh giá cao sự phối hợp giữa các cục, vụ chức năng của Bộ Công Thương với lực lượng QLTT đặc biệt, là sự phối hợp từ bên ngoài như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Petrolimex. Các đơn vị chú trọng triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đúng tiến độ theo phân công.
“Sau hai năm tổ chức mô hình Tổng cục, lực lượng QLTT đã phát huy hiệu quả mô hình ngành dọc ở 63 cục QLTT địa phương. Đây là kết quả cần được phát huy trong thời gian tới”- Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An chỉ đạo, cần đẩy mạnh các biện pháp chống gian lận xuất xứ, theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu một số mặt hàng có nguy cơ gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ để lẩn tránh thuế, lẩn tránh kiểm soát chất lượng, kịp thời đề xuất biện pháp xử lý. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội như Facebook, Zalo...
Chủ động nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để kịp thời đấu tranh ngăn chặn, xử lý.
Tiếp tục tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng, Công an, Thanh tra chuyên ngành... Đặc biệt là tập trung chỉ đạo, phối hợp triển khai kịp thời các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giao nhằm bảo đảm sự đồng bộ, tạo được sức mạnh tổng hợp từ Trung ương đến địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
“Phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội trong việc cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.
Nguồn: Tổng hợp
-
Thương mại điện tử: Cánh cửa cho doanh nghiệp miền Trung hội nhập24/06/2025Sự kiện “Sản phẩm miền Trung vươn xa cùng thương mại điện tử” là một trong những hoạt động trọng điểm trong Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, hướng đến mục tiêu tăng cường liên kết vùng thông qua thương mại điện tử, giúp các địa phương tận dụng công nghệ số để quảng bá thương hiệu sản phẩm, rút ngắn chuỗi phân phối, tiếp cận người tiêu dùng toàn quốc và từng bước khai phá thị trường quốc tế.
-
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 202426/12/2024Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15⁄15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo niềm tin mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong thành tích chung đó, ngành Công Thương đã dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá để đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương20/09/2024Ngày 17 tháng 9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong 8 tháng năm 2024, những khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
-
Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số30/08/2024“Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số” là chương trình được thiết kế trong một ngày, nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử xuyên biên giới và các giải pháp kỹ thuật số để phát triển kinh doanh một cách bền vững.
-
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Đề án 0611/07/2024Ngày mùng 10 tháng 7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban. Phiên họp và Hội nghị được truyền trực tuyến tới các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.