-
TP Hồ Chí Minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát triển thành phố thông minh05/05/2019Nhằm thực hiện thành công đề án "Xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025" và đề án "Xây dựng khu đô thị sáng tạo", TP Hồ Chí Minh sẽ tạo cơ chế, chính sách cho phát triển nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất và đời sống.
Đây là thông tin của hội thảo khoa học "Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giai đoạn 2019 - 2025", được UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Khoa học Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức ngày 20/3 tại TP Hồ Chí Minh.
Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp cho việc phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP Hồ Chí MinhHội thảo nằm trong khuôn khổ Đề án "Xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2025", một trong những đề án hỗ trợ thực hiện thành công "Xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025" và đề án "Xây dựng khu đô thị sáng tạo".
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã lan tỏa và tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu toàn cầu, 12 lĩnh vực cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ đem lại giá trị kinh tế thế giới 33.000 tỉ USD từ nay đến năm 2025. Đáng chú ý, AI hiện đang phát triển đến ngưỡng có độ ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, trong đó năm 2016 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực này.
Tuy nhiên, theo ông Phong, nhìn tổng thể việc ứng dụng AI vào sản xuất và đời sống của TP Hồ Chí Minh còn khá chậm, hiện đang ở vị trí phía sau về nghiên cứu, đào tạo so với các đô thị khác trên thế giới; thiếu chuyên gia, nhà khoa học, cho đến nhà hoạch định chính sách về trí tuệ nhân tạo; môi trường kinh doanh chưa thực sự tốt; sự tiếp cận nguồn nhân lực và cơ hội của người dân chưa thực sự bình đẳng. Đặc biệt, sự gắn kết, tương tác của cuộc cách mạng công nghệ 4.0: nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học và nhà đầu tư tài chính còn lỏng lẻo. Đây là những điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển, nghiên cứu và ứng dụng AI trên địa bàn thành phố.
Nhận thức rõ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội vàng để thành phố nhảy vọt về tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, từ năm 2017 thành phố đã tích hợp một số lĩnh vực AI vào đề án xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, điều này được kì vọng như một hạt nhân để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên địa bàn, là nền tảng để thành phố triển khai thành công đề án đô thị thông minh trên toàn địa bàn. "Cụ thể, để phát triển AI trong việc xây dựng đô thị thông minh, Thành phố sẽ chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ quan Trung ương ban hành các cơ chế chính sách vượt trội so với quy định hiện nay. Ngoài ra, để việc nghiên cứu và ứng dụng AI thuận lợi nhất cả về pháp lý lẫn triển khai thực thi, Thành phố cũng sẽ tạo mọi điều kiện để các dự án khởi nghiệp nghiên cứu và ứng dụng AI có môi trường làm việc tốt nhất khi doanh nghiệp đầu tư tại thành phố", ông Phong chia sẻ thêm.
GS Hồ Tú Bảo, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán học Việt Nam, cho biết với tầm quan trọng của việc ứng dụng AI để giúp TP Hồ Chí Minh phát triển thành phố thông minh trong thời gian tới, thành phố cần thực hiện các công việc sau: Xây dựng hạ tầng số để phát triển AI; xây dựng cơ chế chính sách riêng của TP Hồ Chí Minh để phát triển AI; xây dựng nguồn nhân lực để phát triển AI; đẩy mạnh xây dựng chính quyền số của thành phố và xây dựng hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu cho chung của thành phố…
Nguồn: Tổng hợp
-
Mời Đơn vị, Tổ chức, Doanh nghiệp tham gia Triển lãm và quảng bá sản phẩm, giải pháp tại Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 202511/07/2025Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) trân trọng mời các doanh nghiệp, tổ chức tham gia Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025 và khu vực Triển lãm trong khuôn khổ Vietnam International Sourcing 2025, diễn ra từ ngày 04 đến ngày 06⁄9⁄2025 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.
-
Thương mại điện tử: Cánh cửa cho doanh nghiệp miền Trung hội nhập24/06/2025Sự kiện “Sản phẩm miền Trung vươn xa cùng thương mại điện tử” là một trong những hoạt động trọng điểm trong Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, hướng đến mục tiêu tăng cường liên kết vùng thông qua thương mại điện tử, giúp các địa phương tận dụng công nghệ số để quảng bá thương hiệu sản phẩm, rút ngắn chuỗi phân phối, tiếp cận người tiêu dùng toàn quốc và từng bước khai phá thị trường quốc tế.
-
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 202426/12/2024Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15⁄15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo niềm tin mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong thành tích chung đó, ngành Công Thương đã dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá để đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương20/09/2024Ngày 17 tháng 9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong 8 tháng năm 2024, những khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
-
Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số30/08/2024“Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số” là chương trình được thiết kế trong một ngày, nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử xuyên biên giới và các giải pháp kỹ thuật số để phát triển kinh doanh một cách bền vững.