• Bộ Công Thương nằm trong top đầu các bộ ngành về mức độ chuyển đổi số
    20/10/2021
    Theo kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, tỉnh - DTI 2020- được công bố chiều 19/10/2021, Bộ Công Thương với số điểm 0,4516 xếp thứ 6/18 bộ, ngành có cung cấp dịch vụ công.

    Chiều 19/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Hội thảo Công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 và thúc đẩy cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4.

    Đây là năm đầu tiên Bộ TT&TT đánh giá chỉ số CĐS của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cũng là lần đầu tiên Bộ TT&TT triển khai khảo sát, thu thập, kiểm tra số liệu báo cáo để phục vụ đánh giá chỉ số CĐS qua hình thực trực tuyến tại đại chỉ https://dti.gov.vn.

    Đối tượng đánh giá của báo cáo, tập trung vào hai khối: Khối các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là cấp bộ) và khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), trong đó khối bộ được chia là 2 nhóm: bộ có cung cấp dịch vụ công và bộ không cung cấp dịch vụ công.

    Bộ chỉ số chuyển đổi số 2020 cấp bộ bao gồm 07 chỉ số chính, 41 chỉ số thành phần và 111 tiêu chí (109 tiêu chí được thực hiện đánh giá từ số liệu thu thập của bộ, ngành báo cáo; 02 tiêu chí được thực hiện khảo sát người dân, doanh nghiệp (DN)).

    Bộ chỉ số chuyển đổi số 2020 cấp tỉnh, bao gồm 03 trụ cột là Chính quyền số; kinh tế số; xã hội số, với tổng 108 chỉ số thành phần và 306 tiêu chí (57 tiêu chí được thực hiện khảo sát người dân, DN, các công chức). Mỗi trụ cột đều có 07 chỉ số chính và các chỉ số thành phần, tiêu chí tương ứng, cụ thể: Chính quyền số có 45 chỉ số thành phần và 133 tiêu chí; kinh tế số có 2 chỉ số thành phần và 101 tiêu chí; xã hội số có 27 chỉ số thành phần và 72 tiêu chí.

    20211019-ta10.png

    Xếp hạng DTI 2020 của các bộ, ngành cung cấp dịch vụ công.

    20211019-ta11.png

    Xếp hạng chuyển đổi số 2020 của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

    Cụ thể, kết quả DTI 2020 cấp tỉnh đánh giá, đo lường mức độ CĐS của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo 03 trụ cột Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, trong khi đó DTI 2020 cấp bộ không đánh giá riêng theo các trụ cột như cấp tỉnh mà đánh giá chung. DTI 2020 cấp tỉnh trung bình là 0,3026; DTI 2020 của các bộ cung cấp DVC trung bình là 0,3982 và DTI 2020 của các bộ không cung cấp DVC trung bình là 0,2342.

    Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong năm 2020, việc chuyển đổi nhận thức và kiến tạo thể chế được thực hiện khá tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi số ngày càng thuận tiện. Đến nay, 12/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số, 50/92 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành Chương trình, Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025.

    Theo báo cáo DTI 2020, ở nhóm 18 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công, trong đó đơn vị đạt giá trị DTI 0,4944là cơ quan dẫn đầu. Còn trong 7 bộ, ngành không có dịch vụ công, đơn vị xếp vị trí thứ nhất với giá trị DTI là 0,2995.

    Đáng chú ý, ở cấp tỉnh, kết quả xếp hạng DTI 2020 cho thấy, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mức độ chuyển đổi số năm 2020, với giá trị đạt được là 0,4874. Đây cũng là địa phương xếp hạng nhất ở cả 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Các vị trí tiếp theo trong Top 10 tỉnh, thành phố lần lượt là Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP HCM, Tiền Giang, Cần Thơ, Ninh Bình, Kiên Giang và Bắc Giang.

    Từ kết quả DTI 2020, đại diện Cục Tin hóa cho hay, hiện chỉ số chuyển đổi số còn thấp, các bộ, ngành và địa phương cần đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số theo cả 3 trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Cũng dựa vào DTI, các bộ, ngành và địa phương cần ưu tiên thúc đẩy những chỉ số còn thấp.

    Đặc biệt, năm 2020, việc chuyển đổi nhận thức và kiến tạo thể chế được thực hiện khá tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi số ngày càng thuận tiện. Đến nay, 12/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết Chuyển đổi số; 50/92 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành chương trình/kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025".

    Cũng theo Cục Tin học hóa, báo cáo DTI năm 2020 được tổng hợp từ 4 nguồn thu thập: Số liệu báo cáo chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2020; số liệu điều tra xã hội của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức; số liệu đánh giá của các chuyên gia về chuyển đổi số, công nghệ thông tin; số liệu đánh giá trên không gian mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông giám sát.

    Kết quả đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về chuyển đổi số ở Việt Nam năm 2020, đồng thời theo dõi, đánh giá, xếp hạng một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hằng năm của các bộ, tỉnh, thành phố để có giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.


    Nguồn: MOIT
Tin mới
  • Mời Đơn vị, Tổ chức, Doanh nghiệp tham gia Triển lãm và quảng bá sản phẩm, giải pháp tại Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025
    11/07/2025
    Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) trân trọng mời các doanh nghiệp, tổ chức tham gia Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025 và khu vực Triển lãm trong khuôn khổ Vietnam International Sourcing 2025, diễn ra từ ngày 04 đến ngày 06⁄9⁄2025 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.
  • Thương mại điện tử: Cánh cửa cho doanh nghiệp miền Trung hội nhập
    24/06/2025
    Sự kiện “Sản phẩm miền Trung vươn xa cùng thương mại điện tử” là một trong những hoạt động trọng điểm trong Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, hướng đến mục tiêu tăng cường liên kết vùng thông qua thương mại điện tử, giúp các địa phương tận dụng công nghệ số để quảng bá thương hiệu sản phẩm, rút ngắn chuỗi phân phối, tiếp cận người tiêu dùng toàn quốc và từng bước khai phá thị trường quốc tế.
  • 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
    26/12/2024
    Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15⁄15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo niềm tin mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong thành tích chung đó, ngành Công Thương đã dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá để đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
  • Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương
    20/09/2024
    Ngày 17 tháng 9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong 8 tháng năm 2024, những khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
  • Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số
    30/08/2024
    “Xin Chào Hà Nội: Tăng trưởng kinh doanh toàn cầu với Thương mại điện tử và Giải pháp số” là chương trình được thiết kế trong một ngày, nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử xuyên biên giới và các giải pháp kỹ thuật số để phát triển kinh doanh một cách bền vững.​
Tin tức
TRA CỨU
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐĂNG KÝ/THÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG
LIÊN KẾT