-
Hạ tầng kinh tế số cần phát triển đồng bộ11/11/2019Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong những lĩnh vực mấu chốt của nền kinh tế số mà Việt Nam có tiền đề phát triển tốt với trình độ cũng như tốc độ phát triển ở mức độ cao của khu vực. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hạ tầng cho kinh tế số còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Thương mại điện tử đang bứt tốc
Báo cáo mới nhất của Google và Temasek cho thấy, giá trị giao dịch của thị trường Việt Nam đạt 9 tỷ USD và là quốc gia có tỷ lệ phần trăm nền kinh tế Internet trên tổng thu nhập quốc dân (GDP) cao nhất khu vực Đông Nam Á với mức 4% trên tổng GDP. Các con số này tại các quốc gia khác trong khu vực (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan) lần lượt là: 2,9%, 2,7%, 1,6%, 3,2%, 2,7%. Theo đó, thị trường TMĐT Việt Nam cũng được mở rộng và đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của số hóa và công nghệ thông tin đã trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như thương mại nói riêng.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - cũng thẳng thắn thừa nhận các hạ tầng cho kinh tế số, như hạ tầng thanh toán điện tử, hạ tầng phân phối điện tử, hạ tầng nhân lực TMĐT và công nghệ thông tin, hạ tầng an toàn an ninh thông tin còn bộc lộ nhiều hạn chế. “Không những thế, một bộ phận lớn các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp TMĐT còn chưa ý thức được hoặc chưa quan tâm thích đáng đến sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại”- ông Đặng Hoàng Hải chỉ ra.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong các giai đoạn trước và triển vọng phát triển của lĩnh vực TMĐT trong thời gian tới, ông Đặng Hoàng Hải cho biết, Bộ Công Thương đang đề xuất Chính phủ tiếp tục ban hành Chương trình tổng thể phát triển TMĐT quốc gia cho giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 2021-2025), trong đó chú trọng đẩy mạnh đầu tư công nghệ để phát triển TMĐT theo chiều sâu, khuyến khích các doanh nghiệp TMĐT tiên phong tập trung phát triển những ứng dụng tiên tiến trên nền tảng công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của thị trường TMĐT Việt Nam, coi đây là động lực phát triển của kinh tế số trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT: Rà soát Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT để bổ sung quy định về những mô hình kinh doanh mới trên môi trường trực tuyến; nghiên cứu sửa đổi các quy định về quản lý hoạt động TMĐT theo hướng tăng cường vai trò và trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ nền tảng cho TMĐT; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT (Nghị định số 185/2013/NĐ-CP) để tăng mức răn đe với các hành vi buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT.Ngoài ra, đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho TMĐT, bao gồm hạ tầng thanh toán, hạ tầng logistics, hạ tầng chứng thực và giao dịch đảm bảo cho TMĐT. Phát triển các giải pháp thanh toán đảm bảo trong TMĐT, khuyến khích sử dụng thanh toán điện tử khi giao dịch trực tuyến; tăng cường quản lý nhà nước đối với thanh toán xuyên biên giới trong TMĐT.
Nguồn: Tổng hợp
-
TP. Hồ Chí Minh đối thoại với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử24/09/2023Hơn 50 câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề quy trình, thủ tục đăng ký hoạt động, điều kiện kinh doanh thương mại điện tử… được giải đáp tại hội nghị.
-
Tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường trong nước sản phẩm nông sản của các địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp26/05/2021Ngày 25/5, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 08/ CT - BCT về việc tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường trong nước các sản phẩm nông sản của các địa phương có sản lượng nông sản lớn, sản xuất tập trung trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
-
Lãnh đạo Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng phụ nữ ngành Công Thương nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam20/10/2020Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020), Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Lãnh đạo Bộ Công Thương đã gửi thư chúc mừng chị em phụ nữ ngành Công Thương.
-
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/1013/10/2020Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu gửi thư tới giới công thương kiến quốc (13/10/1945) và 16 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2020), thay mặt Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có thư chúc mừng gửi tới toàn thể doanh nhân lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
-
Giải pháp chuyển đổi số toàn diện thúc đẩy nền kinh tế số13/10/2020Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số trong những năm gần đây đã tạo nên sự biến đổi to lớn và nhanh chóng đối với kinh tế, xã hội và mọi mặt của đời sống con người.