• Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên số: Cần thay đổi và thích ứng nhanh
    22/11/2019
    So với 5 - 6 năm trước đây, việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, nhất là các DN có quy mô vừa hoặc lớn đã có bước phát triển tốt hơn. Nhận thức của các DN về vấn đề xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ngày càng cao hơn, đầu tư bài bản và chuyên nghiệp.

    Đây cũng là đánh giá chung tại hội thảo “Những bài học xây dựng thương hiệu thành công từ các DN Việt Nam trong kỷ nguyên số” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức ngày 22/11 tại TP. Hồ Chí Minh.    

    Ông Phạm Thiết Hòa - Giám đốc ITPC cho biết thực tế hiện nay đa số vẫn là các DN nhỏ và siêu nhỏ nên việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu chưa thực sự mạnh mẽ và còn manh mún trong cách thực hiện. So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế, DN Việt Nam vẫn có những điểm hạn chế nhất định trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.

    Hội thảo "Những bài học xây dựng thương hiệu thành công từ các DN Việt Nam trong kỷ nguyên số"

    Với việc nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời. Người tiêu dùng trực tuyến gia tăng đáng kể. Do vậy, các DN cần tận dụng kênh thương mại trực tuyến trong bán hàng và quan trọng hơn là trong xây dựng thương hiệu.Bên cạnh đó, khi cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ, mạng internet phát triển nhanh chóng, phương thức tiếp thị và bán hàng cũng thay đổi. Theo báo cáo từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2018, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam đạt 8,06 tỷ USD với mức tăng trưởng tới 30%. Ước tính, con số này sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam sẽ là một trong các thị trường TMĐT lớn nhất Đông Nam Á.

    Trong thời kỳ kỷ nguyên số, phương thức quảng bá, xây dựng thương hiệu sẽ khác với phương thức truyền thống trước đây. Việc quảng bá sản phẩm lên các kênh online ngày càng phát triển, trong đó có mạng xã hội như Facebook, Zalo, Google; Youtube… Các nền tảng thương mại điện tử ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự nhận biết của khách hàng cho sản phẩm, dịch vụ của DN.

    Trong một nghiên cứu toàn cầu, Tập đoàn Zenith Optimedia công bố mới đây cho thấy, chi tiêu dành cho quảng cáo kỹ thuật số của DN Việt Nam trong năm 2019 dự kiến sẽ chiếm 47% tổng ngân sách quảng cáo, tăng 3% so với năm 2018 và tăng 4% so với năm 2016. Khoảng 47% DN có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email; gần như 100% DN sử dụng các nền tảng hỗ trợ giao tiếp như Viber, WhatsApp, Skype, Facebook Messenger, Zalo...; 44% DN đã có website và ngày càng chú trọng đến việc chăm sóc website. Như vậy, DN cần phải có chiến lược trong hoạt động xây dựng thuơng hiệu gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư một cách nhanh chóng hơn và quyết liệt hơn bao giờ hết.

    Theo ông Hùng Võ - Phó Tổng giám đốc Marketing Công ty Biti’s, xu hướng dịch chuyển các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu trong môi trường kỹ thuật số cần xây dựng mối quan hệ làm sao để bền vững, với ý tưởng tốt để tồn tại lâu dài. Thương hiệu liên quan đến con người, cung cấp để ứng dụng nên cần tập trung vào trải nghiệm.

    Trong bối cảnh thói quen và thị hiếu tiêu dùng thay đổi nhanh chóng với nhiều xu thế khác nhau, đòi hỏi đa dạng tiện ích, trải nghiệm mới, DN cũng phải thay đổi cách khách hàng tương tác tới thương hiệu, thay đổi cách tiếp cận thị trường, tận dụng cơ hội kinh doanh trực tuyến để thúc đẩy và phát triển thị trường - ông Nguyễn Xuân Thủy - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ.

    Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Công ty Kantar Worldpanel cho rằng DN cần đưa ra những phân tích và số liệu cụ thể về xu hướng tiêu dùng trong tương lai tại châu Á và Việt Nam, nhận diện những hành vi tiêu dùng, mua sắm của khách hàng trong thời đại số để định hướng tiếp cận thị trường, thay đổi cách tương tác trong chiến lược xây dựng thương hiệu.


    Nguồn: Tổng hợp
Tin mới
  • An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương
    28/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
  • Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức
    27/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương
    24/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương
    23/12/2024
    Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
  • Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian
    09/10/2024
    Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.
Tin tức
TRA CỨU
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐĂNG KÝ/THÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG
LIÊN KẾT