• Ngân Lượng chính thức là kênh thanh toán điện tử của Cổng Dịch vụ công Quốc Gia
    02/07/2020
    Ngày 01/7/2020 - sau thời gian kết nối dịch vụ, Ngân Lượng vinh dự trở thành kênh thanh toán điện tử của Cổng Dịch vụ công Quốc gia, giúp tối ưu hóa tiện ích cho các cá nhân và tổ chức khi có nhu cầu thanh toán trực tuyến các khoản phí, lệ phí dịch vụ công mức 3, 4 thông qua website https://dichvucong.gov.vn/.

    Theo công bố chính thức từ Văn phòng Chính phủ sáng ngày 01/7/2020, 06 dịch vụ công thiết yếu được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trong quý II/2020 gồm: Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; Cấp mới, đổi giấy phép lái xe mức độ 4; Nộp tiền xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông; Nộp tiền xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của cảnh sát giao thông; Đóng tiếp BHXH tự nguyện; Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình.

    Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 725 dịch vụ hành chính công chính thức được đưa lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các đơn vị, tổ chức ngân hàng và trung gian thanh toán với mong muốn giúp người dân thuận tiện hơn trong thanh toán trực tuyến; đồng thời, tiến gần hơn tới giải pháp thanh toán không tiền mặt, phù hợp với chủ trương của Chính phủ.

    Việc Ngân Lượng hợp tác cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia cũng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, tái sử dụng thông tin, tiết kiệm chi phí, giảm đáng kể chi phí xã hội trong thực hiện thủ tục hành chính. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, 6 dịch vụ mới được tích hợp nói trên sẽ tiết kiệm chi phí xã hội của người dân, doanh nghiệp gần 1.700 tỷ đồng mỗi năm.

    Ông Đinh Hồng Quân - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ngân Lượng chia sẻ: Đây là giải pháp thiết thực góp phần hoàn thiện mục tiêu Chính quyền điện tử theo chỉ đạo của Chính phủ. Từ đó giúp đơn giản, minh bạch hóa các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian chờ của người dân tại các cơ quan hành chính công, tăng cường và hiện đại hóa kết nối giữa người dân và cơ quan nhà nước. Đồng thời thúc đẩy tiến độ quá trình xây dựng một xã hội không tiền mặt tại Việt Nam.

    Trước đó, Ngân Lượng đã ký kết triển khai giải pháp thanh toán Dịch vụ Hành chính công với Trung tâm Dịch vụ Hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hoà. Theo đó, tổ chức và cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ công trên Cổng thông tin Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa có thể thực hiện khai báo 890 thủ tục, thanh toán trực tuyến 494 thủ tục hành chính mức độ 3, 4 với các hình thức thanh toán phổ biến: Thẻ ATM nội địa, QR Code, Internet banking… Việc kết nối với Trung tâm Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa nằm trong kế hoạch mở rộng thanh toán dịch vụ công của Ngân Lượng tới khắp các tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh….góp phần đưa kênh thanh toán dịch vụ hành chính công thực sự trở thành kênh giao tiếp điện tử hiệu quả giữa người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, là địa chỉ tin cậy để người dân, doanh nghiệp tương tác với Chính phủ trên môi trường điện tử.


    Nguồn: Tổng hợp
Tin mới
  • An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương
    28/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
  • Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức
    27/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương
    24/12/2024
    Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương
    23/12/2024
    Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
  • Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian
    09/10/2024
    Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.
Tin tức
TRA CỨU
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐĂNG KÝ/THÔNG BÁO VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG
LIÊN KẾT