-
Thay đổi thói quen tiền mặt với dịch vụ công29/06/2020Gặp khó khăn với bài toán chi phí và hiệu quả, tuy nhiên các ngân hàng ngày càng tham gia sâu vào phát triển thanh toán các dịch vụ công cũng như điện tử hóa các giao dịch thanh toán và thu ngân sách nhà nước.
Điều này góp phần giúp thay đổi thói quen tiền mặt của người dân.
Điện tử hóa giao dịch thu ngân sách nhà nước
Ngày 26-6, Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử giữa hệ thống Kho bạc Nhà nước và ngân hàng.
Thông qua thỏa thuận hợp tác, hai bên sẽ thực hiện điện tử hóa các giao dịch thu ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo việc thanh toán, chi trả kịp thời, chính xác vào bảo mật. Người dân cũng sẽ thuận tiện hơn khi giao dịch với cơ quan nhà nước.
Trước đây họ phải nộp trực tiếp tại kho bạc, mất khá nhiều thời gian thì nay với sự hợp tác giữa Kho bạc Nhà nước và SHB qua hệ thống thanh toán điện tử, khách hàng có nhiều lựa chọn và thuận lợi hơn về kênh thanh toán; điện tử hóa các giao dịch.
Ông Nguyễn Văn Lê, tổng giám đốc SHB, cho biết SHB là một trong số ít ngân hàng cổ phần tư nhân được triển khai điện tử hóa các giao dịch thanh toán và thu ngân sách nhà nước. "Hợp tác song phương giữa Kho bạc Nhà nước với SHB nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung là xu hướng kết nối tất yếu, là tiền đề cho các hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong thời gian tới" - ông Lê nói.
Quẹt thẻ thanh toán viện phí
Mới đây SHB cũng phối hợp với Bệnh viện Nhi trung ương ra mắt sản phẩm thẻ khám bệnh SHB - Bệnh viện Nhi trung ương nhằm tạo thói quen "không tiền mặt" khi thanh toán viện phí. Theo đó, người bệnh đến khu vực tư vấn của SHB tại Bệnh viện Nhi trung ương và lựa chọn các mệnh giá thẻ ban đầu từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng. Sau đó tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể nạp thêm tiền cho các lần sử dụng tiếp theo.
Người bệnh cũng không lo sẽ phát sinh chi phí khi thanh toán bằng thẻ vì ngân hàng miễn phí mở thẻ, miễn phí thường niên cũng như không yêu cầu phải duy trì số dư tối thiểu trong thẻ.
Không tiền mặt lĩnh vực công là xu hướng
Thòi gian qua, các lĩnh vực công như y tế, giáo dục, thu ngân sách… được thúc giục phải sớm đẩy nhanh thanh toán không tiền mặt. Nghị quyết 02 của Chính phủ ban hành đặt ra yêu cầu đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Theo đó, trước quý 3-2019, Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản thanh toán ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cũng phải phối hợp với Bộ Tài chính liệt kê và công khai chi tiết danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, nghiên cứu đề xuất Chính phủ sửa đổi quy định nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt với các giao dịch về bất động sản.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, TP chỉ đạo yêu cầu 100% trường học, bệnh viện, công ty điện, công ty cấp - thoát nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt...
Nguồn: Tổng hợp
-
An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương28/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
-
Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức27/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương24/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương23/12/2024Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian09/10/2024Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.