-
Sapo ra mắt giải pháp quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử, Facebook20/08/2019Gói dịch vụ Sapo GO giúp người bán quản lý doanh thu, hàng tồn kho nhiều gian hàng trên sàn thương mại điện tử, Facebook cùng lúc… với chi phí thấp.
20 giờ, Minh Hằng - chủ gian hàng mỹ phẩm BB Shop vẫn ngồi lẩm nhẩm, click chuột sửa số lượng tồn kho của hơn 300 sản phẩm trên Shopee sau khi ngồi đếm hàng và tổng kết cuối ngày. "Buổi tối là lúc khách hàng có nhiều thời gian để mua sắm; nếu không cập nhật kịp thời số lượng tồn kho, hàng hết mà khách vẫn đặt trong khi không có hàng giao sẽ mất uy tín và có nguy cơ bị phạt ", cô cho biết.
Ngoài kênh Shopee, Hằng còn bán hàng trên Facebook và cửa hàng nên số lượng tồn kho các loại mặt hàng thường biến động liên tục. Vì thế, tối nào cũng vậy, cô đều phải kiểm lại số lượng cho chuẩn để chỉnh tồn kho trên kênh Shopee cũng như kịp thời tư vấn cho khách hàng.
Đây cũng là vấn đề chung của nhiều người kinh doanh trên các kênh khác nhau, nhất là các kênh online như Facebook và sàn thương mại điện tử - hai kênh đang được nhiều nhà bán hàng chú ý bởi sự phát triển, tiếp cận khách hàng dễ dàng cũng như tốc độ ra đơn nhanh.
Nhằm giải quyết bài toán quản lý bán hàng online tập trung một chỗ khi bán trên hai kênh sàn thương mại điện tử và Facebook, Sapo ra mắt thêm gói dịch vụ Sapo GO - quản lý bán hàng online dành riêng cho các nhà bán hàng online.
Điểm nổi bật của Sapo GO là chỉ với một khoản chi phí thấp, các nhà bán hàng có thể quản lý tất cả gian hàng online tập trung tại một nơi, giúp tối ưu nguồn lực khi bán hàng online, gia tăng trải nghiệm mua hàng của khách.
Sapo Go cung cấp giải pháp quản lý bán hàng online dành riêng cho nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử và Facebook
Ông Trần Trọng Tuyến - CEO Công ty CP Công nghệ Sapo cho biết, người mua ngày càng đòi hỏi cao nên thách thức của người bán là đáp ứng đúng nhu cầu và mang đến trải nghiệm tốt hơn. Sapo GO cho phép người bán có thể thiết lập và kiểm soát nhiều gian hàng trên sàn và Facebook dễ dàng với chi phí thấp. Sapo có đầy đủ điều kiện về công nghệ, nhân sự, hệ sinh thái sản phẩm... để đưa ra một giải pháp phục vụ tốt tận nhà bán hàng này", ông Tuyến nói.
"GO trong Sapo GO là viết tắt của "Growth Online" (tăng trưởng bán hàng online); mục tiêu của ứng dụng là giúp các nhà bán hàng dễ dàng triển khai bán hàng trên các sàn thương mại điện tử và Facebook một cách chuyên nghiệp, nhanh gọn, thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng online", ông Tuyến cho biết.
Nhà bán hàng có thể kết nối và quản lý nhiều gian hàng trên nhiều sàn, nhiều gian hàng trên một sàn và nhiều fanpage Facebook, kiểm soát tập trung một nơi về tồn kho, đơn hàng, khách hàng, doanh thu, báo cáo của tất cả các gian hàng một cách hoàn toàn tự động. Hiện tại, Sapo GO cho phép người dùng kết nối không giới hạn số lượng sản phẩm và gian hàng trên các kênh Shopee, Lazada và Facebook. Trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục kết nối thêm với các sàn cũng như mạng xã hội khác.
Khi bán hàng trên Facebook, Sapo GO cung cấp một giải pháp rút ngắn thời gian tư vấn, tạo đơn, quản lý và chủ shop có thể so sánh giá ship, đẩy đơn tự động sang các đơn vị vận chuyển... Ứng dụng đang kết nối với 8 đơn vị vận chuyển uy tín như Viettel Post, Vietnam Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Boxme, Grab, Ahamove, Sapo Express.
Nguồn: Tổng hợp
-
An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương28/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
-
Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức27/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương24/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương23/12/2024Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian09/10/2024Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.