-
Mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng 900 tỷ USD năm ngoái16/04/2021Cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ, thương mại điện tử lại chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019.
Theo nghiên cứu mới của Mastercard, chi tiêu cho bán lẻ trực tuyến trên khắp thế giới trong năm 2020 đã tăng khoảng 900 tỷ USD. Nói cách khác, cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ thì thương mại điện tử chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019. Báo cáo "Mastercard Recovery Insights: Commerce E-volution" cho rằng, đối với các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và doanh nghiệp, khả năng bán hàng trực tuyến đã trở thành phao cứu sinh khi hoạt động tiêu dùng trực tiếp bị gián đoạn.
Báo cáo cũng kỳ vọng khoảng 20-30% khối lượng chuyển dịch sang thương mại số toàn cầu liên quan tới Covid sẽ không thay đổi sau đại dịch. Báo cáo này dựa trên số liệu về hoạt động bán hàng tổng hợp và ẩn danh từ mạng lưới của Mastercard và phân tích độc quyền của Viện Kinh tế Mastercard.
Bricklin Dwyer - kinh tế trưởng tại Mastercard kiêm Viện trưởng Viện Kinh tế Mastercard, cho rằng, dù bị mắc kẹt ở nhà, người tiêu dùng vẫn có thể tiêu tiền ở bất cứ đâu nhờ thương mại điện tử. Điều này mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. "Các quốc gia và công ty ưu tiên lĩnh vực số sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành quả. Phân tích của chúng tôi cho thấy ngay cả những doanh nghiệp nhỏ nhất cũng nhận ra lợi ích khi chuyển sang nền tảng kỹ thuật số", ông nói.
Năm ngoái, thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng 25-30%. Thương mại điện tử tăng cả về quy mô doanh số lẫn số lượng quốc gia có đơn đặt hàng. Tính đến tháng 2/2021, chi tiêu thương mại điện tử quốc tế đã tăng khoảng 25-30% so với tháng 3/2020. Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu là những khu vực có doanh nghiệp thúc đẩy triển khai thương mại điện tử mạnh mẽ nhất.
Về phía người tiêu dùng, số các cửa hàng trực tuyến mà họ mua sắm tăng 30%. Điều này cho thấy người tiêu dùng trên toàn cầu mua sắm từ số trang web và cửa hàng trực tuyến nhiều hơn trước, phản ánh sự gia tăng về lựa chọn tiêu dùng. Số lượng cửa hàng trực tuyến mà người dân các nước như Italy và Saudi Arabia mua hàng trung bình tăng 33%. Theo sau là Nga và Anh.
Lĩnh vực bán lẻ đồ thiết yếu, vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trước khủng hoảng, thì nay lại hưởng lợi nhất khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm online. Với việc hình thành thói quen tiêu dùng mới và nền tảng người dùng trước đại dịch còn thấp, Mastercard dự kiến 70-80% lượng khách chuyển sang mua sắm nhu yếu phẩm qua thương mại điện tử sẽ vẫn lựa chọn hình thức này.
Nguồn: Tổng hợp
-
Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN13/06/2023Lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số đang được hưởng lợi đặc biệt nhờ vào những phát minh công nghệ mang tính đột phá cùng nỗ lực chuyển đổi số của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
-
Singapore ký thỏa thuận đối tác về thương mại số với EU12/05/2023Singapore và Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về đối tác thương mại số, nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ số. Hiệp định Đối tác về thương mại số EU-Singapore được ký kết vào ngày 01 tháng 02 năm 2023, hướng đến việc phát triển kết nối và tăng cường khả năng tương thích giữa Singapore và EU. Theo đó, hai Bên sẽ tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực như thanh toán điện tử, kinh tế số xuyên biên giới bao gồm cải thiện dịch vụ thương mại điện tử, đổi mới và chuẩn hóa dữ liệu.
-
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Cam go “cuộc chiến” chống hàng giả trên nền tảng số04/08/2022Buôn bán hàng giả chiếm khoảng 2,5% thương mại toàn cầu (tương đương 461 tỷ USD), và hơn 80% hàng giả này được sản xuất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
-
Thị trường thương mại điện tử châu Á-TBD sẽ dẫn đầu toàn cầu vào 202522/09/2021Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tuyến của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm trên 45% tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu.
-
Mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng 900 tỷ USD năm ngoái16/04/2021Cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ, thương mại điện tử lại chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019.