-
Hiệp định Thương mại tự do giữa Israel và Canada (CIFTA) có hiệu lực05/09/2019Hiệp định Thương mại tự do giữa Israel và Canada (CIFTA) được mở rộng phạm vi và nâng cấp lên thành thế hệ mới đã có hiệu lực vào Chủ nhật vừa qua, ngày 01/9/2019, sau khi được Chính phủ hai nước phê chuẩn, mở ra các cơ hội to lớn cho hợp tác thương mại giữa hai quốc gia này.
Theo Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, các doanh nghiệp Israel sẽ được miễn thuế hoặc giảm thuế khi tiếp cận thị trường Canada để xuất khẩu các nhóm hàng lương thực, thực phẩm chế biến, bao gồm mặt hàng ngũ cốc, rau củ quả và trái cây tươi (cà rốt, cà chua bi, các loại quả thuộc giống cam quýt…), gia vị tươi, nước quả, rượu vang, bánh kẹo, đồ nướng và nhiều loại hàng khác.
Ngược lại, Israel cũng dành miễn thuế và hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế cho các công ty của Canada xuất khẩu một loạt các sản phẩm nông sản, nông lương thực và thủy sản. Cụ thể, mức thuế được loại bỏ đối với nhập khẩu các sản phẩm từ Canada vào Israel bao gồm táo tươi, tỏi, hành, lê và khoai tây, đồ nướng, quả mọng, trái cây sấy khô, gia vị, rượu vang, trái cây và rau củ đóng hộp, rau củ đông lạnh. Ngoài ra, hiệp định cũng giảm thuế đối với một số sản phẩm của Canada được nhập khẩu vào Israel như cá, thịt và bơ sữa.
Hiệp định Thương mại tự do thế thế mới đã được Bộ trưởng Kinh tế Israel Eli Cohen và Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada François-Philippe Champagne khi đó ký kết tại Montreal vào ngày 28/5/2018. Trước đây, Israel và Canad đã ký FTA chỉ bao gồm lĩnh vực thương mại hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01/01/1997, loại bỏ thuế quan đối với tất cả các mặt hàng công nghiệp và một số nhất định hàng nông nghiệp, thủy sản được sản xuất tại Canada và Israel.
Sau đó, hai bên đã bổ sung một số mặt hàng khác thuộc các nhóm hàng nông sản, lương thực thực phẩm được giảm thuế, mà trước đó các nhóm hàng này bị loại trừ trong hiệp định. Các cuộc đàm phán giữa hai bên để mở rộng phạm vi và nâng cấp hiệp định CIFTA lên thành thế hệ mới đã bắt đầu vào tháng 1/2014. Hai nước nhất trí đàm phán nâng cấp hiệp định cũ lên thành hiệp định có nhiều nội dung thuộc thế hệ mới. Trong hai giai đoạn đàm phán quan trọng thuộc các năm 2014-2015 và 2017-2018, Israel và Canada đã cập nhật nội dung của 4 chương hiện hành và bổ sung 9 chương mới vào hiệp định cũ để nâng cấp mở rộng nhằm giải quyết các vấn đề thương mại mới đang phát sinh diễn ra như thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, lao động, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, rào cản kỹ thuật liên quan đến thương mại, môi trường, thuận lợi hóa thương mại… CIFTA được nâng cấp là một trong những hiệp định thương mại tự do nhất trên thế giới tính đến nay, bao gồm cả các điều khoản công nhận quyền của phụ nữ và bình đẳng giới trong thương mại, do hai bên đã tiến hành thực hiện cập nhật, chỉnh sửa các nội dung liên quan thuộc các điều khoản hiện hành về giải quyết tranh chấp, điều khoản thể chế, tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và quy tắc xuât xứ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Ngoại thương Bộ Kinh tế Israel Ohad Cohen cho biết, “cho đến nay, 65% các hoạt động thương mại quốc tế của Israel được thực hiện theo các hiệp định thương mại tự do. Canada là một trong những bạn hàng lớn nhất của Israel. Việc nâng cấp hiệp định thương mại tự do giữa hai nước sẽ tiếp tục mở ra các cơ hội lớn cho hàng xuất khẩu của Israel sang thị trường rộng lớn này. Đối với người tiêu dùng Israel, hiệp định cũng sẽ mở rộng phạm vi lựa chọn của các sản phẩm nhập khẩu”.
Theo số liệu của Bộ Kinh tế Israel, sản phẩm hóa chất xuất khẩu của Israel sang Canada chiếm tỷ trọng 31% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2018, sảm phẩm liên quan đến máy móc chiếm 22%, dụng cụ y tế và quang học chiếm 12%. Kim ngạch mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Israel từ Canada là kim loại quý, ngọc trai và đá quý chiếm 22%, sảm phẩm liên quan đến máy móc chiếm 20% và sản phẩm hóa chất chiếm 17%.
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada đương nghiệm Jim Carr cho biết, “Canada và Israel là những người bạn và đồng minh kiên định và chúng tôi có một số hoạt động hợp tác rất ấn tượng được triển khai giữa hai nước. Chúng tôi kỳ vọng kim ngạch thương mại hai chiều sẽ nhanh chóng tăng lên sau khi hiệp định CIFTA thế hệ mới có hiệu lực, khi có nhiều công ty tận dụng lợi thế của các cơ hội mới nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của họ và tạo công ăn việc làm cho người dân Canada làm việc chăm chỉ”. Hiệp định CIFTA thế hệ mới tạo khuôn khổ quan trọng cho thương mại song phương và bảo đảm các lợi ích và cơ hội xuất phát từ thương mại và đầu tư được chia sẻ rộng rãi. Ngoài hiệp định CIFTA thế hệ mới, quan hệ thương mại giữa Israel và Canada cũng được hỗ trợ thúc đẩy bởi các hiệp định song phương về hợp tác trong nghiên cứu và phát triển công nghiệp, tránh đánh thuế hai lần và sửa đổi về vận tải hàng không.
Trong năm 2018, thương mại hàng hóa hai chiều giữa Israel và Canada theo số liệu thống kê của Israel đạt xấp xỉ 1,1 tỷ USD (trong khi, số liệu của phía Canada cho thấy đạt gần 1,9 tỷ USD). Kể từ đầu năm 2019 đến nay, Israel xuất khẩu sang Canada đạt vượt mức kỷ lục 775 triệu USD, trong khi nhập khẩu từ thị trường này gần 345 triệu USD.
Nội dung hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới giữa Israel và Canada, xin tham khảo tại đường link sau đây: https://www.international.gc.ca/trade-commerce/trade-agreements-accords-commerciaux/agr-acc/israel/fta-ale/text-texte/toc-tdm.aspx?lang=eng&_ga=2.89809694.408942223.1567530094-110143104.1567530094
Nguồn: MOIT
-
Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN13/06/2023Lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số đang được hưởng lợi đặc biệt nhờ vào những phát minh công nghệ mang tính đột phá cùng nỗ lực chuyển đổi số của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
-
Singapore ký thỏa thuận đối tác về thương mại số với EU12/05/2023Singapore và Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về đối tác thương mại số, nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ số. Hiệp định Đối tác về thương mại số EU-Singapore được ký kết vào ngày 01 tháng 02 năm 2023, hướng đến việc phát triển kết nối và tăng cường khả năng tương thích giữa Singapore và EU. Theo đó, hai Bên sẽ tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực như thanh toán điện tử, kinh tế số xuyên biên giới bao gồm cải thiện dịch vụ thương mại điện tử, đổi mới và chuẩn hóa dữ liệu.
-
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Cam go “cuộc chiến” chống hàng giả trên nền tảng số04/08/2022Buôn bán hàng giả chiếm khoảng 2,5% thương mại toàn cầu (tương đương 461 tỷ USD), và hơn 80% hàng giả này được sản xuất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
-
Thị trường thương mại điện tử châu Á-TBD sẽ dẫn đầu toàn cầu vào 202522/09/2021Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tuyến của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm trên 45% tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu.
-
Mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng 900 tỷ USD năm ngoái16/04/2021Cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ, thương mại điện tử lại chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019.