-
Việt Nam tham dự Cuộc họp Nhóm công tác về Tiêu chuẩn thương mại số trong ASEAN30/03/2023Thương mại điện tử thay vì được coi là mô hình mới nay đã trở thành một hoạt động tất yếu, đóng vai trò thu hẹp khoảng cách giữa con người, doanh nghiệp, địa phương với nhau, góp phần tối ưu hóa chi phí trung gian để thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển bùng nổ, là khu vực có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, số lượng người dùng Internet tăng trưởng trên 20 triệu người mỗi năm (số người dùng internet tại ASEAN đạt khoảng 460 triệu người vào năm 2022), ASEAN tiếp tục được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển thương mại điện tử, thương mại số.
Tuy nhiên, sự phát triển thương mại số trong ASEAN không đồng đều, sự khác biệt về chính sách của mỗi nước thành viên trong ASEAN có thể làm nảy sinh rào cản cho sự phát triển chung của toàn khu vực. Do đó, để tận dụng được lợi ích từ thương mại số, ASEAN cần tiếp cận và giải quyết các vấn đề về chính sách và khả năng tương tác nhằm tăng cường thương mại dưới góc độ khu vực thay vì phát triển riêng lẻ. ASEAN sẽ cần có các tiêu chuẩn chung trong lĩnh vực thương mại số. Theo đó, Nhóm Công tác về Tiêu chuẩn thương mại số ASEAN (DTSCWG) đã được thành lập, trực thuộc Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN (ACCSQ). DTSCWG được thành lập với mục đích thúc đẩy hài hòa hóa, tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp của thương mại số trong ASEAN.
Ngày 20-21 tháng 3 năm 2023, Nhóm Công tác về Tiêu chuẩn thương mại số trong ASEAN đã tiến hành kỳ họp lần thứ 10 qua hình thức trực tuyến. Đây là kỳ họp quan trọng của DTSCWG trong bối cảnh giai đoạn 1 của Chương trình làm việc về tiêu chuẩn và hài hòa hóa trong thương mại số ASEAN đi đến giai đoạn cuối (2021-2023), chuẩn bị chuyển giai đoạn tiếp theo (2023-2025). Trong giai đoạn 1 của Chương trình làm việc, DTSCWG đã hoàn thành nhiều hoạt động thiết thực nhằm đưa tiêu chuẩn thương mại số đến gần với các nước thành viên ASEAN theo các cách tiếp cận, nổi bật có thể kể đến như: Báo cáo Nghiên cứu tổng thể về tiêu chuẩn hóa đơn điện tử được Singapore chủ trì thực hiện; Nghiên cứu về giao hàng chặng cuối đang được Indonesia chủ trì thực hiện; cùng các chương trình Hội thảo, đào tạo nâng cao năng lực được các nước thành viên và đối tác của ASEAN thực hiện.
Trong khuôn khổ Chương trình làm việc của DTSCWG, Việt Nam cũng đã chủ trì xây dựng Hệ thống hướng dẫn tiêu chuẩn thương mại số trong ASEAN. Hệ thống sẽ là địa chỉ chung cung cấp thông tin và định hướng tiếp cận tiêu chuẩn thương mại số cho toàn khu vực. Việt Nam cũng đã hoàn thành việc tổ chức Hội thảo về tiêu chuẩn thương mại số trong năm 2022, các chuyên gia hàng đầu về tiêu chuẩn thương mại số đến từ Úc, Hoa Kỳ, Singapore, các tổ chức ADB, ICC, UPS...đã tham gia trình bày tại Hội thảo. Theo đó, các cách tiếp cận tiêu chuẩn thương mại số, những khó khăn và lợi ích đã được nêu ra thảo luận, các chuyên gia đồng thời cũng đưa ra các khuyến nghị cho ASEAN để có thể hài hòa tiêu chuẩn thương mại số một cách hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam đang trao đổi với Ban Thư ký ASEAN và đối tác của ASEAN như Vương quốc Anh, Úc để xây dựng Khung tiêu chuẩn về thương mại xuyên biên giới trong ASEAN.
Trong thời gian tới, DTSCWG sẽ tiếp tục hoàn thành các hoạt động giai đoạn 1 Chương trình làm việc, đồng thời nghiên cứu các hoạt động ưu tiên trong giai đoạn tiếp theo liên quan tới nội dung về Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), An ninh mạng, Hệ thống truyền tài liệu điện tử, Thương mại phi giấy tờ.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Chuyển đổi số của tổ chức: Thích ứng và phát triển trong thời đại mới26/02/2025Trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện đại đang thay đổi nhanh chóng, sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số đã mở ra một kỷ nguyên mới, thúc đẩy các tổ chức ở mọi quy mô và ngành nghề bắt tay vào hành trình chuyển đổi.
-
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2024: Những bước tiến và thách thức18/02/2025Năm 2024 đánh dấu một năm đầy khởi sắc của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, TMĐT tiếp tục là một trong những lĩnh vực tiên phong, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế số của đất nước.
-
Cục TMĐT&KTS phối hợp Tổng cục Thuế rà soát doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT ngừng hoạt động12/02/2025Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (TMĐT & KTS) phối hợp với Tổng cục Thuế rà soát, yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
-
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 202503/01/2025Ngày 03 tháng 01 năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
-
Công nghệ Blockchain và tiềm năng ứng dụng trong thương mại và công nghiệp27/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra từ ngày 24-25 tháng 12 tại TP HCM, công nghệ blockchain được đánh giá là một trong những giải pháp công nghệ quan trọng, có tiềm năng lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch hóa giao dịch và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong thương mại và công nghiệp.