-
Tiềm năng phát triển nguồn nhân lực ngành TMĐT trong tương lai08/08/2024Để đạt được mục tiêu “Phát triển nguồn nhân lực trong thương mại điện tử” theo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2026 - 2030, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được nhắc đến là đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về TMĐT.
Những năm gần đây, TMĐT là một trong trong những ngành học mang tính xu hướng cùng cơ hội việc làm rộng mở, đa dạng. Hiện nay, có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành học này.
Năm 2024, theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Thương mại, ngành TMĐT được đào tạo theo chương trình chuẩn. nhà trường dự kiến tuyển 220 chỉ tiêu cho ngành này trong năm nay.
Trong khi đó, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh 150 chỉ tiêu ngành TMĐT (Cơ sở phía Bắc) theo chương trình đại trà.
Còn tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ngành TMĐT dự kiến tuyển 60 chỉ tiêu với chương trình học bằng tiếng Việt. Nhà trường tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024; Xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường.
Những năm gần đây, TMĐT là một trong trong những ngành học mang tính xu hướng cùng cơ hội việc làm rộng mở (Ảnh minh họa)
Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế dự kiến tuyển 200 chỉ tiêu cho ngành TMĐT. Tại Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP HCM, ngành TMĐT thuộc hệ đào tạo chính quy và tuyển 140 chỉ tiêu vào năm 2024, trong khi đó, Trường Đại học Văn Lang dự kiến tuyển 270 chỉ tiêu.
Xác định công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TMĐT không chỉ dành cho đối tượng sinh viên tại các trường đại học nà còn cần quan tâm đến đối tượng giảng viên ngành TMĐT, năm 2023, Cục TMĐT và Kinh tế số đã phối hợp cùng Hiệp hội TMĐT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Chương trình tập huấn về TMĐT và kinh tế số, gồm 03 buổi, tại Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng, dành cho giảng viên đến từ các trường đại học đào tạo về TMĐT trong cả nước. Chương trình nhằm mục tiêu giúp các giảng viên cập nhật các chính sách, xu hướng mới của kinh doanh số và công nghệ liên quan tới đào tạo TMĐT, hỗ trợ các trường bổ sung, sửa đổi chương trình đào tạo, bài giảng, học liệu, thực tập và kiến tập cho sinh viên. Qua đó, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên, đóng góp cho hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật về kinh tế số, TMĐT và đào tạo TMĐT.
Cùng với việc đào tạo tại các trường đại học, công tác phát triển nguồn nhân lực về TMĐT tại các địa phương cũng được chỉ đạo sát sao. Ngay từ những tháng đầu năm, nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT trên địa bàn, trong đó, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về TMĐT là một trong những nội dung quan trọng, được ưu tiên hàng đầu.
Nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cập nhật những chính sách mới về TMĐT cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) thường xuyên phối hợp với các Sở, các sàn TMĐT xuyên biên giới như Amazon, Alibaba triển khai hàng loạt chương trình kết nối TMĐT kết hợp đào tạo, tập huấn TMĐT tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Các chương trình này đã thu hút được số lượng lớn đại biểu (Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các cơ sở đào tạo…) tham dự và được đánh giá tích cực về nội dung, đa dạng về hình thức...
Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2023, Hiệp hội TMĐT Việt Nam đã có cuộc khảo sát tại 238 cơ sở giáo dục đại học (không thuộc khối Quốc phòng – An ninh, Nghệ thuật hoặc đặc thù) cho thấy đã có 47% trường đào tạo học phần TMĐT, trong đó có tới 40 trường đào tạo ngành TMĐT với mã ngành 7340122. Ông Bùi Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho biết, nếu có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các trường đại học với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo và TMĐT, cùng các tổ chức và doanh nghiệp, thì mục tiêu tới hết năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo TMĐT là khả thi.
Điều đó sẽ tạo đà cho mục tiêu đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2026 – 2030 (có 70% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đào tạo chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực TMĐT và 1.000.000 lượt học viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng TMĐT) ngày càng triển vọng hơn.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
An toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Công Thương28/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra ngày 26-27 tháng 12 tại Hà Nội, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công và bền vững của công cuộc số hóa.
-
Phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương: Cơ hội và Thách thức27/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", vấn đề phát triển hạ tầng số cho ngành Công Thương được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistic ngành Công Thương24/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý đã thảo luận về vấn đề chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Đây là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Các chính sách và định hướng chuyển đổi số trong ngành Công Thương23/12/2024Sắp tới, trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước", các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận về các chính sách và định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Công Thương. Đây là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian09/10/2024Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.