-
Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại Hà Nam10/11/2023Tham gia tại Hội nghị đào tạo diễn ra ngày 8 tháng 11, các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã được cập nhật nhiều kiến thức bổ ích về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến; Giải pháp phát triển thương mại điện tử (TMĐT) bền vững tại Hà Nam trong thời gian tới; Phát triển thương hiệu và kinh doanh hiệu quả trên sàn TMĐT Shopee và một số sàn TMĐT nổi tiếng...
Thực hiện Đề án “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2023", sáng ngày 8/11/2023, Trung tâm Phát triển TMĐT (Cục TMĐT và Kinh tế số) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị đào tạo, phát triển nguồn nhân lực TMĐT tỉnh Hà Nam.
Hội nghị nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh về TMĐT, từ đó ứng dụng thực tiễn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT
Sau phần chia sẻ tổng quan về tình hình phát triển TMĐT tại Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng, ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT. Trong đó, liên quan đến tình trạng lừa đảo, gian lận trên môi trường trực tuyến, theo ông Nguyễn Văn Thành, lưu ý 2 tình huống vi phạm chủ yếu là: Tạo tài khoản trên các sàn, facebook để lấy thông tin khách hàng; Gửi sản phẩm cho khách hàng và nhờ người thân nhận hộ rồi trả tiền (COD)... Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Thành lưu ý một số trường hợp vi phạm khác như: Giả mạo đăng ký, thông báo; Mua hàng không giống mô tả; Giao hàng và hoàn tiền chậm trễ; Đặt hàng thành công nhưng lại báo hết hàng; Giao voucher, coupon không sử dụng được...
Bà Đoàn Ngọc Lan - Phụ trách nền tảng Ekip - Trung tâm Phát triển TMĐT
Tại Hà Nam, nhiều năm qua, sàn giao dịch TMĐT đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, giới thiệu quảng bá sản phẩm trong tỉnh tới người tiêu dùng trong cả nước và trên thế giới, góp phần hỗ trợ tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy, người tiêu dùng cũng đã dần làm quen với việc mua sắm trên sàn TMĐT.
Liên quan đến vấn đề phát triển thương hiệu và kinh doanh hiệu quả trên sàn TMĐT Shopee và một số sàn TMĐT nổi tiếng, bà Đoàn Ngọc Lan - Phụ trách nền tảng Ekip - Trung tâm Phát triển TMĐT cho biết, bí quyết xây dựng thương hiệu trên sàn TMĐT bao gồm: Tập trung vào điểm khác biệt của thương hiệu; Thiết lập phong cách cho thương hiệu; Kiên định và trung thành; Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng; Xác định đúng đối tượng mục tiêu của thương hiệu; Tập trung vào chất lượng sản phẩm... Tại Hội nghị, bà Đoàn Ngọc Lan đã hướng dẫn các học viên thực hành cách tạo gian hàng trên Shopee; Công thức tính doanh số; Cách đăng sản phẩm tối ưu SEO... để kinh doanh hiệu quả trên Shopee nói riêng và các sàn TMĐT nói chung.
Ông Nguyễn Tất Hữu – Giám đốc chiến lược của Metric
Phân tích về số liệu thống kê liên quan đến tình hình phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Tất Hữu – Giám đốc chiến lược của Công ty Cổ phần khoa học dữ liệu (Metric) cho biết, tại Hà Nam, các ngành hàng được mua sắm chủ yếu trên TMĐT trong 9 tháng đầu năm 2023 là thời trang nữ; túi ví nữ; Nhà cửa & Đời sống; Mẹ & Bé; Sắc đẹp; Thực phẩm & Đồ uống; Thời trang nam; Thiết bị điện gia dụng; Giày dép nữ; Sức khỏe... Các ngành hàng này đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022.
Ông Vũ Minh Ngọc – Trung tâm Phát triển TMĐT chia sẻ về cách quản lý dữ liệu khách hàng trong TMĐT
Thời gian tới, Hà Nam sẽ tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp đạt chất lượng lên sàn giao dịch TMĐT nhằm mở rộng kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm, kích cầu sản xuất trong tỉnh phát triển.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Chuyển đổi số của tổ chức: Thích ứng và phát triển trong thời đại mới26/02/2025Trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện đại đang thay đổi nhanh chóng, sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số đã mở ra một kỷ nguyên mới, thúc đẩy các tổ chức ở mọi quy mô và ngành nghề bắt tay vào hành trình chuyển đổi.
-
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2024: Những bước tiến và thách thức18/02/2025Năm 2024 đánh dấu một năm đầy khởi sắc của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, TMĐT tiếp tục là một trong những lĩnh vực tiên phong, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế số của đất nước.
-
Cục TMĐT&KTS phối hợp Tổng cục Thuế rà soát doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT ngừng hoạt động12/02/2025Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (TMĐT & KTS) phối hợp với Tổng cục Thuế rà soát, yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
-
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 202503/01/2025Ngày 03 tháng 01 năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
-
Công nghệ Blockchain và tiềm năng ứng dụng trong thương mại và công nghiệp27/12/2024Trong khuôn khổ Hội thảo "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi của ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý nhà nước" diễn ra từ ngày 24-25 tháng 12 tại TP HCM, công nghệ blockchain được đánh giá là một trong những giải pháp công nghệ quan trọng, có tiềm năng lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch hóa giao dịch và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong thương mại và công nghiệp.