-
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử.27/10/2024Ngày 26 tháng 10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký công văn số 8598⁄BCT-TMĐT gửi các đơn vị thuộc Bộ về việc đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Công văn nêu rõ, trong thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa tiến hành đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng tại Việt Nam và trở thành chủ đề nóng trên nhiều phương tiện truyền thông.
Bộ Công Thương chỉ đạo đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử Cảnh báo thận trọng mua sắm trên các sàn như Temu, Shein, 1688
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thực thi pháp luật, Bộ Công Thương yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.
Trong đó, yêu cầu trong tháng 10/2024, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688… nói riêng. Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thương mại điện tử.
Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đặc biệt cũng ngay trong tháng 10/2024, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phải chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp.
Phối hợp với các cơ quan liên quan của Văn phòng Chính phủ cập nhật tiến độ ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện. Thời gian thực hiện: theo tiến độ được giao trong công điện.
Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cần tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm như: Phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai chuyển đổi số chợ truyền thống, hỗ trợ các tiểu thương tạo thêm kênh bán hàng mới (bán hàng hợp kênh - cả online và offline) để thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa trong nước; Phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, lớp đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng chuyển đổi số của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã… thông qua việc ứng dụng các nền tảng mạng xã hội, website, livestream nhằm thúc đẩy thương mại trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Thời gian thực hiện: trong năm 2025.
Tổng kết, đánh giá Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia quốc gia giai đoạn 2021-2025. Từ đó xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia quốc gia giai đoạn 2026-2030, tạo tiền đề để tiếp tục định hướng phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới. Thời gian thực hiện trong quý I/2025.
Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số liên hệ với Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam. Giám sát, xử lý kho hàng của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký
Bộ Công Thương cũng giao Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký. Việc này sẽ được thực hiện thường xuyên.
Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, có những biện pháp tuyên truyền kịp thời đến người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trong tháng 10/2024, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát các yếu tố pháp lý, đề xuất phương án xử lý các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động trái phép.
Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất phương án kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử.
Cục Xúc tiến thương mại được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất phương án xử lý đối với những hình thức khuyến mại không tuân thủ quy định của pháp luật đối với các nền tảng thương mại điện tử.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
Trong tháng 11/2024, Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá tác động đối với thị trường trong nước (nếu có) khi hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, thúc đẩy sản xuất trong nước.
Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì nhãn mác, xây dựng thương hiệu, góp phần gia tăng niềm tin của người tiêu dùng và tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Các đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra thuộc Bộ cần tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thương mại, đặc biệt trong môi trường thương mại điện tử. Trong quá trình xử lý vi phạm, các vướng mắc về cơ chế xử lý, về quy định pháp luật điều chỉnh cần được rà soát, đánh giá để kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật.
Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương, Truyền hình Công Thương tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển môi trường thương mại điện tử lành mạnh, bền vững.
Bộ Công Thương yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tập trung triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc các nhiệm vụ được giao. Thông tin kết quả triển khai nhiệm vụ, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp khắc phục gửi đến Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
Xem chi tiết tại đây.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Hội thảo phát triển kinh tế số ngành Công Thương: Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ26/12/2024Ngày 25 tháng 12 năm 2024, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cùng các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo phát triển kinh tế số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ”.
-
Mời tham dự Diễn đàn Go Online 2024 và Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến23/12/2024Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu trực tuyến, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT và KTS), Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số và Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến.
-
Online Friday 2024: Những con số ấn tượng khẳng định sức hút và thành công04/12/2024Hơn 900 phiên livestream bán hàng; 1,8 tỷ lượt xem gắn hashtag #OnlineFriday và #TuHaoHangViet chỉ tính riêng trên nền tảng TikTok Shop; gần 4,750 videos hưởng ứng; hơn 30 Sở Công Thương đồng hành khai mạc; hàng trăm doanh nghiệp đăng ký tham gia… là những con số đáng chú ý mang đến chuỗi hoạt động ấn tượng của Chương trình Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024.
-
Lạng Sơn: Tăng tốc và bứt phá phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới04/12/2024Chiều ngày 03 tháng 12 năm 2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo “Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới: Tăng tốc và Bứt phá”. Hội thảo tiếp nối chuỗi sự kiện thúc đẩy phát triển TMĐT và xuyên biên giới. Hội thảo thu hút nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, phát triển nền tảng số, hạ tầng thanh toán điện tử xuyên biên giới trong và ngoài nước tham gia.
-
Hàng Việt tạo sức hút lớn trong Online Friday 202402/12/2024Với sự góp mặt của hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung, trong đó có nhiều gương mặt nổi bật như Hằng Du mục, Quang Linh Vlog… và hàng trăm nhãn hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024.