-
Hội nghị tập huấn hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương27/08/2024Ngày 29 tháng 4 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 823⁄QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm xây dựng phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Bộ.
Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Dự án “Phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương”, ngày 27/8/2024, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) và Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Hội nghị tập huấn hệ thống quản lý CBCCVC của Bộ Công Thương.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tại trụ sở Bộ Công Thương, Hội nghị có sự tham dự của gần 100 cán bộ phụ trách công tác cán bộ của các Cục, Vụ thuộc Bộ. Đại diện các Viện, trường thuộc Bộ tham dự Hội nghị theo hình thức trực tuyến.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Thế Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho biết, đến nay, công tác nâng cấp phần mềm quản lý CBCCVC và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của Bộ Công Thương đã cơ bản hoàn thiện, tiến tới triển khai cập nhật dữ liệu của CBCCVC và đồng bộ dữ liệu theo yêu cầu của Bộ Nội vụ. Để triển khai hiệu quả công tác cập nhật dữ liệu, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác cập nhật dữ liệu lên phần mềm quản lý, trong đó có sự phối hợp, đồng hành của các chuyên gia đến từ Cục TMĐT và KTS, Viettel hướng dẫn các đơn vị về cách thức vận hành phần mềm, phân quyền quản trị, quyền nhập liệu và giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Ông Nguyễn Thế Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
Theo Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, việc xây dựng phần mềm quản lý CBCCVC với mục tiêu: (1) Cập nhật, báo cáo về đội ngũ CBCCVC một cách kịp thời, chính xác trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ về công tác quản lý cán bộ; (2) Giúp cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo dõi quá trình thay đổi thông tin của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình công tác từ khi bắt đầu vào cơ quan cho đến nghỉ hưu; (3) Hệ thống giúp các đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ công chức, viên chức quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả, giảm chi phí, thời gian, công sức, thuận tiện trọng việc tra cứu tìm kiếm hồ sơ cán bộ công chức, viên chức. (4) Hệ thống phần mềm có các chức năng phân quyền đến từng đơn vị, cho phép người làm công tác tổ chức được phép cập nhật hồ sơ CBCCVC của đơn vị mình và đảm bảo tính bảo mật của hồ sơ giữa cá nhân với cá nhân, đơn vị.
Phó Vụ trưởng Nguyễn Thế Hiếu thông tin, số lượng hồ sơ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia gồm 16.425 hồ sơ, trong đó, thông tin cơ bản đã cập nhật là 15.584 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 94,9%). Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Hiếu cũng trao đổi, các trường thông tin cập nhật, chủ yếu là thông tin cơ bản của công chức, viên chức, chưa đáp ứng được đầy đủ theo yêu cầu tại Thông tư 06/2023/TT-BNV của Bộ Nội vụ về quy chế cập nhật, quản lý dữ liệu CBCCVC. Do đó, yêu cầu đặt ra là tiếp tục nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm quản lý của Bộ Công Thương để đáp ứng đầy đủ 109 trường thông tin bắt buộc theo Thông tư 06, từ đó đồng độ lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về CBCCVC.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục TMĐT và KTS
Đại diện Đơn vị phối hợp về triển khai phần mềm, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và KTS chia sẻ, công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức luôn là một nhiệm vụ quan trọng, có tính chất nền tảng trong hoạt động của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, trước đây, việc quản lý nhân sự thường được thực hiện thủ công, với nhiều giấy tờ và quy trình phức tạp. Điều này không chỉ làm mất nhiều thời gian, công sức mà còn tiềm ẩn nguy cơ sai sót, thiếu chính xác trong việc lưu trữ và xử lý thông tin.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết đó, Bộ Công Thương đã quyết định triển khai hệ thống phần mềm quản lý CBCCVC với mục tiêu nâng cao hiệu quả, minh bạch và chính xác trong công tác quản lý nhân sự. Theo Lãnh đạo Cục TMĐT và KTS, hệ thống này sẽ giúp tự động hóa các quy trình quản lý, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa nguồn lực. Đồng thời, hệ thống cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định nhân sự, đảm bảo rằng mọi quyết định đều dựa trên dữ liệu chính xác, cập nhật và toàn diện.
Hơn thế nữa, “Việc triển khai hệ thống phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức cũng phản ánh quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Công Thương, đặc biệt là của đồng chí Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự trong việc tiếp cận và làm chủ công nghệ số, hiện đại hóa công tác quản lý nhân sự, đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính công hiện đại và hiệu quả”, Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Minh Huyền nhấn mạnh.
Chuyên gia của Viettel hướng dẫn trực tuyến các cán bộ phụ trách công tác cán bộ của các Viện, trường thuộc Bộ thực hiện nhập hồ sơ trên hệ thống
Tại buổi tập huấn, chuyên gia của Viettel đã giới thiệu tổng quan về các chức năng của Phần mềm, các vai trò của từng tác nhân tham gia thao tác trên Phần mềm và trình diễn các ví dụ nhập dữ liệu hồ sơ cán bộ minh họa. Buổi chiều, các cán bộ tham gia tập huấn được hướng dẫn trực tiếp nhập liệu hồ sơ cán bộ của đơn vị mình.
Phần mềm quản lý CBCCVC của Bộ Công Thương sẽ được đưa vào triển khai từ cuối tháng 8/2024. Sau khi hoàn tất việc chuẩn hóa, dữ liệu cán bộ sẽ được đồng bộ với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về CBCCVC trong cơ quan nhà nước.
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Đại diện Cục TMĐT và KTS hướng dẫn cách nhập hồ sơ trên hệ thống
Cán bộ phụ trách công tác cán bộ của các Cục, Vụ thuộc Bộ thực hiện nhập hồ sơ trên hệ thống
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 202503/01/2025Ngày 03 tháng 01 năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
-
Hội thảo phát triển kinh tế số ngành Công Thương: Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ26/12/2024Ngày 25 tháng 12 năm 2024, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cùng các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo phát triển kinh tế số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ”.
-
Mời tham dự Diễn đàn Go Online 2024 và Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến23/12/2024Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu trực tuyến, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT và KTS), Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số và Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến.
-
Online Friday 2024: Những con số ấn tượng khẳng định sức hút và thành công04/12/2024Hơn 900 phiên livestream bán hàng; 1,8 tỷ lượt xem gắn hashtag #OnlineFriday và #TuHaoHangViet chỉ tính riêng trên nền tảng TikTok Shop; gần 4,750 videos hưởng ứng; hơn 30 Sở Công Thương đồng hành khai mạc; hàng trăm doanh nghiệp đăng ký tham gia… là những con số đáng chú ý mang đến chuỗi hoạt động ấn tượng của Chương trình Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024.
-
Lạng Sơn: Tăng tốc và bứt phá phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới04/12/2024Chiều ngày 03 tháng 12 năm 2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo “Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới: Tăng tốc và Bứt phá”. Hội thảo tiếp nối chuỗi sự kiện thúc đẩy phát triển TMĐT và xuyên biên giới. Hội thảo thu hút nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, phát triển nền tảng số, hạ tầng thanh toán điện tử xuyên biên giới trong và ngoài nước tham gia.