-
Liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử dẫn dắt sự phát triển của toàn vùng25/07/2024Từ năm 2015 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành luôn quan tâm, cụ thể hóa chính sách giúp thúc đẩy các thể chế về liên kết vùng được hoàn thiện và ngày càng phát huy hiệu quả.
Liên kết vùng trở thành xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc đẩy mạnh liên kết vùng trở thành một xu thế tất yếu, hướng đến mục tiêu tối ưu hóa tài nguyên vùng và phát triển bền vững.
Chia sẻ tại Diễn đàn “Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024” vừa diễn ra cuối tháng 6/2024, ông Hoàng Ninh, Trưởng Phòng Chính phủ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, theo Dự thảo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 (hiện đang được Bộ Công Thương xin ý kiến góp ý của các tổ chức, đơn vị, cá nhân), một trong những nội dung quan trọng được nhắc đến trong Quan điểm phát triển là: “Không gian phát triển TMĐT quốc gia phải được tổ chức hiệu quả, thống nhất trên quy mô toàn quốc, tăng cường liên kết theo vùng trọng điểm quốc gia, theo khu vực và quốc tế gắn với khai thác lợi thế của từng vùng, của quốc gia nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về TMĐT”.
Theo đó, Kế hoạch tổng thể đặt ra mục tiêu phát triển cụ thể gồm: Hoàn thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh; Phát triển TMĐT theo liên kết vùng; Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Phát triển TMĐT xanh, tuần hoàn, bền vững; Phát triển nguồn nhân lực trong TMĐT.
Đối với nội dung phát triển TMĐT theo liên kết vùng, Kế hoạch tổng thể đặt mục tiêu: Các địa phương ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 60% giá trị giao dịch TMĐT B2C của toàn quốc; 60% số xã và tương đương có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến; Tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của từng địa phương về vùng nguyên liệu, năng lực sản xuất, logistics, nguồn nhân lực…
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, TMĐT đang được đánh giá là công cụ hiệu quả để thúc đẩy liên kết vùng, giúp các doanh nghiệp trong vùng có thể tiếp cận với thị trường rộng đa dạng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong vùng.
Liên kết vùng thúc đẩy phát triển thị trường TMĐT liên vùng, giúp xóa bỏ các rào cản về địa lý, thời gian và tạo ra một thị trường TMĐT rộng lớn hơn. Trên nền tảng số, các doanh nghiệp trong vùng có thể tiếp cận được với tệp khách hàng đa dạng, với sở thích, hành vi và thói quen khác nhau. Hình thức này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, giúp tăng doanh thu, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương (Cục TMĐT và Kinh tế số) đã và đang tổ chức các Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT (tại Cần Thơ và Đồng bằng Sông Cửu Long, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc), giúp các địa phương kết nối, chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng.
Lễ ký Biên bản ghi nhớ nhằm cụ thể hóa những chủ trương, chính sách về thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT
Các Hội nghị đã khép lại thành công với Biên bản ghi nhớ nhằm cụ thể hóa, hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT.
Dự kiến, trong thời gian tới, Cục TMĐT và KTS sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT nhằm chung tay cùng các địa phương thu hẹp khoảng cách; tiết kiệm nguồn lực, chi phí; nâng cao năng lực cạnh tranh và có cơ hội tham gia vào mạng lưới sản xuất và tiêu thụ rộng lớn, từ đó, giúp TMĐT nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển nhanh và bền vững.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng điện tử12/09/2024Trong bối cảnh kinh tế số đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, hợp đồng điện tử (HĐĐT) trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
-
Ứng dụng eKYC trong quản lý thương mại điện tử tại Việt Nam04/09/2024Trong kỷ nguyên số hóa, định danh khách hàng điện tử (eKYC) đã trở thành một xu hướng không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là thương mại điện tử (TMĐT). Tại Việt Nam, nơi TMĐT đang bùng nổ, eKYC không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình xác thực danh tính mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng.
-
Chữ ký số từ xa: Giải pháp tiện lợi và đổi mới trong phương thức ký số27/08/2024Dịch vụ ký số từ xa (Remote Signing) là một trong những bước tiến trong quá trình số hóa nền kinh tế, đem lại sự thuận lợi cho các giao dịch hành chính, thương mại của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…
-
Nhìn lại sự phát triển Social Commerce tại Việt Nam27/08/2024Social Commerce, hay thương mại điện tử qua mạng xã hội, là giải pháp kết hợp mạng xã hội (Social media) và thương mại điện tử (E-Commerce) để thúc đẩy bán hàng trực tuyến. Đây là một hình thức kinh doanh cho phép các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để tương tác nhằm xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tăng cường chuyển đổi.
-
Phát triển bền vững bao bì đóng gói hàng thương mại điện tử: Lịch sử vật liệu, hình thức và cải tiến21/08/2024Tính bền vững trong thương mại điện tử có thể đạt được bằng cách ưu tiên sử dụng vật liệu giấy và bìa cứng để đóng gói. Chúng ta cần một loại vật liệu đóng gói không chỉ thân thiện với môi trường mà còn không gây ra vấn đề gì đối với “giao hàng chặng cuối” đây là trở ngại lớn nhất đối với việc mở rộng phát triển thương mại điện tử hiện nay.