-
Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng điện tử12/09/2024Trong bối cảnh kinh tế số đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, hợp đồng điện tử (HĐĐT) trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Với mục tiêu đến năm 2025, trên 80% doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ sử dụng HĐĐT theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (tại Quyết định 411/QĐ-TTg), việc xây dựng các cơ chế bảo vệ và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn trong môi trường số.
Hợp đồng điện tử là nền tảng cơ bản cho các giao dịch trong môi trường số, đóng vai trò thiết yếu trong việc kết nối các doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, và nhà cung cấp trên khắp thế giới. Báo cáo từ Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tại chuỗi sự kiện Symposium 2024 diễn ra tại Hà Nội trong hai 26 và 27/6/2024 vừa qua nhấn mạnh rằng, kinh tế số được triển khai từ nền tảng là các giao dịch thực hiện trên không gian số - Giao dịch điện tử (các Hợp đồng điện tử) kinh tế số được xây dựng từ các giao dịch trên không gian số, trong đó HĐĐT là công cụ chính. Để thúc đẩy việc sử dụng HĐĐT, các yếu tố về khung pháp lý như Luật Giao dịch điện tử, Định danh điện tử, Chữ ký điện tử, và chứng thực giao dịch điện tử đang được triển khai mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng HĐĐT rộng rãi.
Luật Giao dịch điện tử 2023, đặc biệt tại Điều 11 đã quy định rằng thông điệp dữ liệu trong HĐĐT có giá trị pháp lý và có thể được dùng làm chứng cứ trong các vụ tranh chấp. Giá trị của thông điệp dữ liệu được xác định dựa trên độ tin cậy của cách thức khởi tạo, gửi, nhận, hoặc lưu trữ thông điệp, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp, cũng như khả năng xác định người khởi tạo và các yếu tố liên quan khác. Điều này tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp trong các giao dịch điện tử.
Nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc áp dụng HĐĐT tại Việt Nam, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) đã đưa vào vận hành Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam từ năm 2022. Trục này đóng vai trò cầu nối giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với các giải pháp định danh và xác thực điện tử, chữ ký số, dấu thời gian, và định danh chéo. Điều này giúp tạo nền tảng chứng thực hợp đồng một cách nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời bảo đảm tính toàn vẹn và xác minh danh tính của các bên tham gia ký kết.
Một hợp đồng điện tử an toàn là hợp đồng đã được chứng thực qua Trục phát triển hợp đồng điện tử. HĐĐT này cần đáp ứng nhiều tiêu chí an toàn, bao gồm: có tích xanh nhận diện, có chữ ký số của Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) và Trục, xác minh danh tính của các bên tham gia ký kết, và lưu trữ quy trình ký kết theo cơ chế Audit trail. Những yếu tố này giúp đảm bảo hợp đồng không chỉ có giá trị pháp lý mà còn có khả năng giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng HĐĐT, trọng tài điện tử cũng được xem là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng. Trọng tài điện tử cho phép xử lý tranh chấp phát sinh từ HĐĐT một cách linh hoạt, giảm thiểu rủi ro và chi phí cho các bên liên quan, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh số.
Việc đảm bảo an toàn cho HĐĐT thông qua các giải pháp pháp lý và kỹ thuật là yếu tố then chốt để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. HĐĐT an toàn không chỉ giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong các giao dịch điện tử mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của kinh tế số tại Việt Nam. Với mục tiêu đến năm 2025, trên 80% doanh nghiệp sử dụng HĐĐT, việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế bảo vệ và giải quyết tranh chấp liên quan đến HĐĐT sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua các thách thức và tận dụng cơ hội trong môi trường kinh doanh hiện đại.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian09/10/2024Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn dẫn đến không được bên thứ ba thừa nhận. Kỳ 1: Chữ ký số giả mạo07/10/2024Với xu hướng online hóa các thủ tục hành chính và sự bùng nổ các giao dịch điện tử trên môi trường số, chữ ký số ngày càng trở nên phổ cập và sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp để thực hiện ký kết hợp đồng, giao dịch hồ sơ giấy tờ nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí.
-
Hỗ trợ các bên xác thực tra cứu hợp đồng đã chứng thực30/09/2024Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, việc sử dụng hợp đồng điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể dễ dàng ký kết, quản lý, và thực hiện giao dịch mà không cần đến các phương thức truyền thống như hợp đồng giấy.
-
Tác động của trí tuệ nhân tạo đến thương mại điện tử23/09/2024Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở nên thiết yếu đối với công nghệ thương mại điện tử trong những thập kỷ qua. Sự phát triển nhanh chóng của nó đã thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm trực tuyến.
-
Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử13/09/2024Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấp.