-
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia sân chơi thanh toán số26/08/2022Không chỉ doanh nghiệp bán lẻ, thương mại điện tử hay ngân hàng mà gần đây một số doanh nghiệp chuyển phát cũng nhảy vào sân chơi thanh toán số.
Tại Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, từ khi bắt đầu đại dịch đến nay đã có thêm hàng triệu triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với hơn một nửa trong số đó đến từ các khu vực không phải thành phố lớn. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng người tiêu dùng số song hành với mức tăng chi tiêu số nhanh chóng và Việt Nam được kỳ vọng là thị trường có tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, tăng 4,5 lần so với giá trị ước tính của năm 2021.
Thanh toán qua mã QR cũng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng
Song song với xu hướng tiêu dùng số là thanh toán số không tiền mặt ngày càng phổ biến hơn. Trong một thống kê được đưa ra bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, tính đến hết tháng 6/2022, giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng gần 70% về số lượng và gần 28% về giá trị. Đáng chú ý, giao dịch qua mã QR tăng tương ứng gần 57% và 112% so với cùng kỳ năm 2021 và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Theo xu hướng thay đổi hành vi của người tiêu dùng, các doanh nghiệp hiện đang điều chỉnh chiến lược kỹ thuật số của mình để đáp ứng nhu cầu của người dùng mới chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Sân chơi thanh toán số vì thế cũng sôi động hơn bởi ngoài sự tham gia của các doanh nghiệp bán lẻ, các ngân hàng thương mại hay doanh nghiệp thương mại điện tử thì còn có những gương mặt mới như đơn vị chuyển phát. Bên cạnh đó, ngoài phương thức thanh truyền thống như toán quẹt thẻ, chuyển khoản, thanh toán không tiếp xúc thì việc thanh toán qua ví điện tử hay QR Code cũng được doanh nghiệp đầu tư bài bản hơn, tạo sự đa dạng cho người tiêu dùng lựa chọn.
Lựa chọn tối ưu với QR Code
Thanh toán không tiền mặt đã và đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ tại Việt Nam. Hiện cả nước có hơn 20.000 cây ATM, hơn 347.000 máy POS và hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code.
Đồng thời, ngày càng nhiều cửa hàng chấp nhận hình thức thanh toán QR Code. Hiện nay, không chỉ các siêu thị, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim… mà ngay cả những tiệm tạp hóa nhỏ ở các vùng quê cũng có mã QR để thanh toán.
“Không cần mang theo chiếc ví, chỉ cần mở app và quét mã QR là giải quyết tất tần tật các khoản thanh toán. Cách này không chỉ nhanh, tiện mà còn hoàn toàn an tâm khi giao dịch - Chị Nguyễn Phương Mai, nhân viên văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ.
Đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận, vận tải hàng hóa cũng đã có những “ông lớn” đi tiên phong ứng dụng mã QR để đối ưu hóa tiện tích cho người dùng.
Cụ thể như J&T Express một doanh nghiệp chuyển phát đang tham gia “sân chơi” thanh toán số. Ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam cho biết với hình thức thanh toán QR code, mà ở đây là QR code động trong thanh toán như một bước đi tiên phong trong ngành chuyển phát, hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Hình thức này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả 3 bên: chủ shop online, khách hàng và shipper.
Tính năng thanh toán qua mã QR động cũng được nhiều doanh nghiệp giao nhận áp dụng cho tất cả dịch vụ chuyển phát tiêu chuẩn, chuyển phát nhanh, dịch vụ hỏa tốc, dịch vụ chuyển phát hàng tươi sống, dịch vụ chuyển phát quốc tế...
Ghi nhận thực tế, người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao và kỹ tính hơn, không chỉ đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn đòi hỏi những giá trị thiết thực trong cơ chế chính sách dành cho khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp tham gia thị trường bán lẻ và chuỗi cung ứng hàng hóa tại Việt Nam đang có xu thế chọn cách thu hút và giữ chân khách hàng thông qua nâng cấp dịch vụ, tạo giá trị gia tăng từ khâu lấy hàng, xử lý tới khi giao nhận đến khách hàng đầu cuối như ứng dụng di động, e-mail và cảnh báo SMS, gắn thẻ bảo mật, hỗ trợ khách hàng qua tổng đài 24/7...
Nguồn: Tổng hợp
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn: Kỳ 2 - Ký lùi ngày khi không có dấu thời gian09/10/2024Để tiếp nối nội dung về rủi ro chữ ký số giả mạo trong kỳ trước, bài viết lần này sẽ khai thác một vấn đề khác đầy thách thức trong việc đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử: hành vi ký lùi ngày khi không có dấu thời gian. Dù có vẻ đơn giản, nhưng hành vi này tiềm ẩn nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng điện tử ngày càng trở thành công cụ giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trường hiện nay.
-
Bộ Công Thương lập đoàn công tác làm việc về xây dựng 'Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực Công Thương'08/10/2024Trong các ngày từ 26⁄6 đến 12⁄7⁄2024, Bộ Công Thương sẽ làm việc về xây dựng “Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực Công Thương” tại một số đơn vị.
-
Rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử không an toàn dẫn đến không được bên thứ ba thừa nhận. Kỳ 1: Chữ ký số giả mạo07/10/2024Với xu hướng online hóa các thủ tục hành chính và sự bùng nổ các giao dịch điện tử trên môi trường số, chữ ký số ngày càng trở nên phổ cập và sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp để thực hiện ký kết hợp đồng, giao dịch hồ sơ giấy tờ nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí.
-
Hỗ trợ các bên xác thực tra cứu hợp đồng đã chứng thực30/09/2024Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, việc sử dụng hợp đồng điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể dễ dàng ký kết, quản lý, và thực hiện giao dịch mà không cần đến các phương thức truyền thống như hợp đồng giấy.
-
Tác động của trí tuệ nhân tạo đến thương mại điện tử23/09/2024Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở nên thiết yếu đối với công nghệ thương mại điện tử trong những thập kỷ qua. Sự phát triển nhanh chóng của nó đã thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm trực tuyến.