-
Nikkei: VN có chiến lược 5G độc lập so với các nước Đông Nam Á20/03/2019Trong khi đa số các nước Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào việc mua công nghệ từ nước ngoài hoặc hợp tác phát triển thì Việt Nam lại muốn tự phát triển hạ tầng riêng.
Theo Nikkei, Thái Lan và Việt Nam có kế hoạch bắt đầu dịch vụ 5G vào đầu năm 2020. Tiến độ này được cho là chậm hơn các quốc gia phát triển 1-2 năm. Tuy vậy, tiến độ này đã được rút ngắn so với 4-5 năm của mạng 4G.
Hiện các hãng viễn thông tại Đông Nam Á vẫn đang vật lộn tối ưu chi phí 4G. Vì thế, chi phí 5G sẽ là khó khăn lớn nhất với các hãng viễn thông. Chính lý do này thôi thúc việc lựa chọn Huawei Technologies của Trung Quốc với giá tốt bất chấp các cảnh báo của Mỹ.
Trong khi các nước Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào việc mua công nghệ từ nước ngoài hoặc hợp tác phát triển thì Việt Nam lại có chiến lược khác.
Thái Lan xây dựng hạ tầng 5G thử nghiệm xe tự lái.
Nhà mạng của Việt Nam có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm mạng 5G trong năm nay và đặt mục tiêu phát triển các trạm cơ sở của riêng mình. “Chúng tôi trước đây đã dựa vào nhập khẩu, nhưng bây giờ chúng tôi muốn chủ động phát triển công nghệ 5G của riêng mình”, nhà chức trách Việt Nam nói.
Tại Thái Lan, chính phủ đang xem xét các khoản vay lãi suất thấp để khuyến khích các công ty vẫn đang đầu tư 4G tham gia đấu thầu hạ tầng của 5G.
Thái Lan đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu Đông Nam Á. Để thúc đẩy tăng trưởng, sáng kiến “Thái Lan 4.0” của chính phủ được đưa ra nhằm mục đích thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao sử dụng cơ sở hạ tầng 5G.
Với tốc độ nhanh hơn 100 lần so với 4G, công nghệ này sẽ rất quan trọng đối với sự thành công của "Thái Lan 4.0".
”Chúng tôi muốn tạo ra các ngành công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trước mắt và trong tương lai”, Pichet Durongkaveroj, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Kỹ thuật số và Xã hội Thái Lan cho biết.
Tại tỉnh Chon, phía đông nam Bangkok, chính phủ Thái Lan đã thiết lập một cơ sở thử nghiệm 5G bên trong Hành lang kinh tế phía Đông với hy vọng thúc đẩy sự đổi mới trong các lĩnh vực như xe tự lái và robot điều khiển từ xa.
Các bên tham gia bao gồm Advanced Info Service - nhà cung cấp viễn thông hàng đầu Thái Lan và True Corp. Ngoài ra còn có các công ty nước ngoài như Huawei và Ericsson Thụy Điển.
Ngoài ra, Singapore - nước tiên phong 5G trong khu vực cho biết Singtel - hãng viễn thông Singapore đã hợp tác với Ericsson để thử nghiệm các mạng 5G.
Singtel cũng đang làm việc với Garuda Robotics về máy bay không người lái, bảo mật và giao hàng trọn gói. Ngoài ra, Singtel cũng đang tiến hành các thử nghiệm để chơi game trên điện toán đám mây cho phép người dùng truyền phát trò chơi.
Chính phủ Singapore có kế hoạch sử dụng 5G, cung cấp truyền dữ liệu liền mạch để cài đặt khoảng 100.000 đèn đường thông minh được trang bị cảm biến và camera giám sát.
Bên cạnh đó, Singapore dự kiến khai thác công nghệ cho truyền thông liên quan đến lái xe tự lái. Tuy vậy, nỗi lo về chi phí dành cho 5G cũng đang đè lên vai chính phủ nước này.
Tại Myanmar, nơi dịch vụ 4G chỉ mới triển khai vào năm 2017, chính phủ chỉ định các nhà mạng phải có 5G trong năm 2020.
Nguồn: Tổng hợp
-
Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN13/06/2023Lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số đang được hưởng lợi đặc biệt nhờ vào những phát minh công nghệ mang tính đột phá cùng nỗ lực chuyển đổi số của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
-
Singapore ký thỏa thuận đối tác về thương mại số với EU12/05/2023Singapore và Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về đối tác thương mại số, nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ số. Hiệp định Đối tác về thương mại số EU-Singapore được ký kết vào ngày 01 tháng 02 năm 2023, hướng đến việc phát triển kết nối và tăng cường khả năng tương thích giữa Singapore và EU. Theo đó, hai Bên sẽ tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực như thanh toán điện tử, kinh tế số xuyên biên giới bao gồm cải thiện dịch vụ thương mại điện tử, đổi mới và chuẩn hóa dữ liệu.
-
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Cam go “cuộc chiến” chống hàng giả trên nền tảng số04/08/2022Buôn bán hàng giả chiếm khoảng 2,5% thương mại toàn cầu (tương đương 461 tỷ USD), và hơn 80% hàng giả này được sản xuất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
-
Thị trường thương mại điện tử châu Á-TBD sẽ dẫn đầu toàn cầu vào 202522/09/2021Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tuyến của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm trên 45% tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu.
-
Mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng 900 tỷ USD năm ngoái16/04/2021Cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ, thương mại điện tử lại chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019.