-
Ai Cập sắp có thành phố không dùng tiền mặt đầu tiên20/03/2019Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Cairo dẫn truyền thông Ai Cập ngày 16/2 đưa tin, quốc gia này đang có kế hoạch đưa Thủ đô hành chính mới trở thành thành phố không dùng tiền mặt đầu tiên trên cả nước.
Thủ đô mới của Ai Cập sẽ trở thành thành phố không dùng tiền mặt đầu tiên.
Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ thông tin Ai Cập Amr Talaat đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Tập đoàn Mastercard Michael Froman để thảo luận về các kế hoạch đầu tư của công ty dịch vụ tài chính này tại Ai Cập trên phương diện thanh toán chính phủ điện tử.
Trong khuôn khổ cuộc gặp, Bộ trưởng Talaat đã nhấn mạnh tầm quan trọng và lợi ích từ những kinh nghiệm của Mastercard để đáp ứng các sáng kiến và kế hoạch chiến lược nhằm chuyển đổi thành một xã hội không dùng tiền mặt. Về phần mình, Phó Chủ tịch Froman đã vạch ra những kế hoạch của Mastercard nhằm hỗ trợ cơ sở hạ tầng công nghệ tại Thủ đô hành chính mới và hướng tới mục tiêu của chính phủ Ai Cập nhằm biến Thủ đô hành chính mới trở thành thành phố không dùng tiền mặt đầu tiên tại Ai Cập.
Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Ai Cập đang xây dựng một cơ sở hạ tầng công nghệ an toàn và đảm bảo, có thể hỗ trợ cho các sáng kiến tài chính khác thông qua hợp tác với Ngân hàng Trung ương Ai Cập. Động thái này sẽ khuyến khích thương mại điện tử, như là một phần trong kế hoạch để đưa xứ sở Kim tự tháp trở thành một trung tâm tài chính xuyên khu vực và thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu thông qua các hoạt động thương mại.
Năm 2015, Ai Cập đã bắt đầu xây dựng thủ đô hành chính, cách thủ đô Cairo 45km về phía Đông. Đây là một phần chủ trương của chính phủ nước này nhằm giảm sức ép cho Cairo cả về vấn đề dân số và giao thông, vốn có dân số lên tới 20 triệu người, đồng thời nhằm mở rộng các khu đô thị và phát triển hạ tầng quốc gia. Thủ đô hành chính mới của Ai Cập được xây dựng trên diện tích 714km2, sẽ là nơi đặt trụ sở của chính phủ, trong đó có các tòa nhà của nội các và quốc hội, 29 bộ và các cơ quan nhà nước khác. Ngoài ra, ở đây còn có 20 khu dân cư với sức chứa 6,5 triệu người.
Thủ đô hành chính mới của Ai Cập được kỳ vọng sẽ thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia và là một phần trong kế hoạch nhằm vực dậy nền kinh tế của quốc gia Bắc Phi này.
Nguồn: tổng hợp
-
Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN13/06/2023Lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số đang được hưởng lợi đặc biệt nhờ vào những phát minh công nghệ mang tính đột phá cùng nỗ lực chuyển đổi số của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
-
Singapore ký thỏa thuận đối tác về thương mại số với EU12/05/2023Singapore và Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về đối tác thương mại số, nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ số. Hiệp định Đối tác về thương mại số EU-Singapore được ký kết vào ngày 01 tháng 02 năm 2023, hướng đến việc phát triển kết nối và tăng cường khả năng tương thích giữa Singapore và EU. Theo đó, hai Bên sẽ tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực như thanh toán điện tử, kinh tế số xuyên biên giới bao gồm cải thiện dịch vụ thương mại điện tử, đổi mới và chuẩn hóa dữ liệu.
-
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Cam go “cuộc chiến” chống hàng giả trên nền tảng số04/08/2022Buôn bán hàng giả chiếm khoảng 2,5% thương mại toàn cầu (tương đương 461 tỷ USD), và hơn 80% hàng giả này được sản xuất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
-
Thị trường thương mại điện tử châu Á-TBD sẽ dẫn đầu toàn cầu vào 202522/09/2021Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tuyến của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm trên 45% tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu.
-
Mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng 900 tỷ USD năm ngoái16/04/2021Cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ, thương mại điện tử lại chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019.