-
UN⁄CEFACT tổ chức Diễn đàn lần thứ 21 tại Geneva28/03/2013Trung tâm Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và kinh doanh điện tử của Liên Hợp Quốc (UN ⁄ CEFACT) tổ chức Diễn đàn UN ⁄ CEFACT lần thứ 21 từ ngày 15- 19 tháng 04 năm 2013 tại Geneva.
Tham dự sự kiện quan trọng này là các chuyên gia, các trưởng đại diện và đại biểu của UN/CEFACT.
Các vấn đề được ưu tiên thảo luận tại Diễn đàn là:
- Thúc đẩy các dự án và các hoạt động trong khu vực hiện nay
- Thực hiện các nhiệm vụ bảo trì (như yêu cầu bảo trì dữ liệu UN/EDIFACT )
- Xây dựng và phê duyệt một loạt các dự án mới được tiến hành trong khuôn khổ của chương trình đã được phê duyệt giai đoạn 2012-2013
- Tiếp tục các hoạt động liên lạc và hợp tác với các tổ chức bên ngoài (chính phủ cũng như các tập đoàn công nghiệp và tiêu chuẩn)
- Thúc đẩy khuôn khổ kỹ thuật hiện tại và tương lai của UN / CEFACTTham dự vào Diễn đàn, các thành viên có nhiều cơ hội để nâng cao khả năng kinh doanh, thương mại và tổ chức hành chính để trao đổi các sản phẩm và dịch vụ có liên quan một cách hiệu quả.
Diễn đàn tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch quốc gia và quốc tế, thông qua việc đơn giản hóa và hài hòa hóa các quy trình, thủ tục và các luồng thông tin, và do đó góp phần vào sự tăng trưởng của thương mại toàn cầu./.
Nguồn: UN⁄CEFACT
-
Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN13/06/2023Lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số đang được hưởng lợi đặc biệt nhờ vào những phát minh công nghệ mang tính đột phá cùng nỗ lực chuyển đổi số của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
-
Singapore ký thỏa thuận đối tác về thương mại số với EU12/05/2023Singapore và Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về đối tác thương mại số, nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ số. Hiệp định Đối tác về thương mại số EU-Singapore được ký kết vào ngày 01 tháng 02 năm 2023, hướng đến việc phát triển kết nối và tăng cường khả năng tương thích giữa Singapore và EU. Theo đó, hai Bên sẽ tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực như thanh toán điện tử, kinh tế số xuyên biên giới bao gồm cải thiện dịch vụ thương mại điện tử, đổi mới và chuẩn hóa dữ liệu.
-
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Cam go “cuộc chiến” chống hàng giả trên nền tảng số04/08/2022Buôn bán hàng giả chiếm khoảng 2,5% thương mại toàn cầu (tương đương 461 tỷ USD), và hơn 80% hàng giả này được sản xuất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
-
Thị trường thương mại điện tử châu Á-TBD sẽ dẫn đầu toàn cầu vào 202522/09/2021Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tuyến của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm trên 45% tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu.
-
Mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng 900 tỷ USD năm ngoái16/04/2021Cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ, thương mại điện tử lại chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019.