-
Doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh bán lẻ tại Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử16/04/2021Với sự chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu, doanh nghiệp Nhật Bản đã có sự chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, thay vì đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất như trước đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh thương mại dịch vụ thông qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới.
Ngày 15/4, ông Shinji Hirai, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) tại Việt Nam cho biết, trong buổi "Japan Vietnam Festival" (Lễ hội Việt Nhật - gọi tắt là JVF) diễn ra từ ngày 17-18/4 tại TP Hồ Chí Minh, doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn đem lại những sản phẩm truyền thống của Nhật đến Việt Nam như kem, gia vị rắc cơm furikake, đậu natto, giấm táo, miếng đắp mắt thư giãn...
Các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày sẽ được Jetro giới thiệu tại Lễ hội Việt Nhật Đây là những mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày, mỹ phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản đang được người tiêu dùng lẫn các trang thương mại điện tử, nhà bán lẻ ở Việt Nam đánh giá cao. Mặc dù số lượng sản phẩm bán ra trong năm 2020 giảm so với năm trước nhưng tổng doanh thu bán hàng các mặt hàng này lại tăng 5%. Các loại mỹ phẩm, nhu yếu phẩm, đặc biệt là thực phẩm Nhật hiện đang được tiêu thụ tốt tại Việt Nam.
Theo ông Shinji Hirai, sự quan tâm của người Việt Nam đến thực phẩm Nhật ngày càng cao và thị trường Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng. Do đó, dự án Japan Malll và nền tảng trực truyến BtoB "Japan Street" được Jetro tập trung đẩy mạnh phát triển để đưa các mặt hàng trên tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam.
Cụ thể, tại Việt Nam, tiền thân dự án đã bắt đầu hoạt động vào năm 2016 và đến năm 2020 đã có 7 đơn vị gồm các trang thương mại điện tử EC và nhà bán lẻ tham gia, bao gồm cả FamilyMart, Hachi Hachi, Kamereo.
Ngoài ra, trong lúc lưu lượng hàng hoá giữa Nhật Bản và nước ngoài bị hạn chế vì dịch COVID-19, Jetro đã bắt đầu vận hành nền tảng trực tuyến "Japan Street" từ đầu năm 2021 cho phép hỗ trợ việc phân phối các sản phẩm Nhật Bản trong suốt cả năm. Theo đó, đã có hơn 500 nhà cung cấp đăng ký trên trang web và dự kiến số lượng sẽ còn tăng gấp nhiều lần trong tương lai.
"Với việc sử dụng nền tảng này, chúng tôi sẽ thúc đẩy hơn nữa dự án Japan Mall trong việc mở rộng và phân phối thương mại các sản phẩm Nhật Bản vào Việt Nam", ông ông Shinji Hirai chia sẻ thêm.
Cũng theo người đứng đầu Jetro tại Việt Nam, Việt Nam trước đây chủ yếu được các doanh nghiệp Nhật lựa chọn làm nơi sản xuất hàng hóa thì nay đã trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đơn cử, Việt Nam đã đứng thứ 5 trong top 10 thị trường nhập khẩu nông - lâm - thủy sản của Nhật Bản với doanh thu 53,5 tỉ yen trong năm 2020.
Japan Vietnam Festival được tổ chức tại Công viên 23-9 trong hai ngày 17 và 18/4. Lần này, Jetro tham gia gian hàng như một hoạt động trong dự án "Japan Mall", trong đó có đến 50% doanh nghiệp Nhật Bản được Jetro kết nối trưng bày sản phẩm tại sự kiện lần đầu làm quen thị trường Việt Nam.
Nguồn: Tổng hợp
-
Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN13/06/2023Lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số đang được hưởng lợi đặc biệt nhờ vào những phát minh công nghệ mang tính đột phá cùng nỗ lực chuyển đổi số của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
-
Singapore ký thỏa thuận đối tác về thương mại số với EU12/05/2023Singapore và Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về đối tác thương mại số, nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ số. Hiệp định Đối tác về thương mại số EU-Singapore được ký kết vào ngày 01 tháng 02 năm 2023, hướng đến việc phát triển kết nối và tăng cường khả năng tương thích giữa Singapore và EU. Theo đó, hai Bên sẽ tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực như thanh toán điện tử, kinh tế số xuyên biên giới bao gồm cải thiện dịch vụ thương mại điện tử, đổi mới và chuẩn hóa dữ liệu.
-
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Cam go “cuộc chiến” chống hàng giả trên nền tảng số04/08/2022Buôn bán hàng giả chiếm khoảng 2,5% thương mại toàn cầu (tương đương 461 tỷ USD), và hơn 80% hàng giả này được sản xuất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
-
Thị trường thương mại điện tử châu Á-TBD sẽ dẫn đầu toàn cầu vào 202522/09/2021Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor ước tính đến năm 2025, doanh số bán hàng trực tuyến của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm trên 45% tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu.
-
Mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng 900 tỷ USD năm ngoái16/04/2021Cứ mỗi 5 USD chi tiêu cho bán lẻ, thương mại điện tử lại chiếm khoảng một USD, tăng từ tỷ lệ 1/7 năm 2019.