-
Phát triển thương mại điện tử bền vững trên nền tảng tín nhiệm điện tử06/07/2020Ngày 30 tháng 06 năm 2020 tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) đã tổ chức hội nghị thường niên lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước để trao đổi, thống nhất hoàn thiện nền tảng tín nhiệm trong thương mại điện tử. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Cục TMĐT và KTS, lãnh đạo các doanh nghiệp TMĐT lớn trong nước, các đơn vị chuyển phát và thanh toá
Trên cơ sở triển khai các nền tảng hỗ trợ phát triển thị trường thương mại điện tử và kinh tế số, đồng thời thực hiện các giải pháp đảm bảo bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) đã nhất trí phối hợp cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT và KTS) triển khai các nhiệm vụ sau:
- Kết nối nền tảng TrustON - Hệ thống quản lý, giải quyết khiếu nại bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, tranh chấp trực tuyến trong TMĐT
- Phối hợp triển khai nền tảng GoOnline - Phát triển thương mại điện tử 6 tháng cuối năm 2020 ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và các tình huống khẩn cấp
- Triển khai chuỗi sự kiện thúc đẩy TMĐT và tổ chức Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday
Tại hội nghị, Cục TMĐT và KTS đã đưa ra mô hình hoàn thiện nền tảng tín nhiệm (Circle of Trust) trong giai đoạn 2015 - 2025 bao gồm: xây dựng hệ thống thanh toán đảm bảo ESCROWN; giải quyết tranh chấp trực tuyến TrustON; ứng dụng Chứng từ điện tử trong thương mại; ứng dụng dịch vụ chuyển phát tiêu chuẩn trong TMĐT và triển khai các chuỗi sự kiện phát triển TMĐT và hỗ trợ nhà sản xuất, hàng Việt uy tín trong nước.
Hiện nay, việc xây dựng tín nhiệm tiêu chuẩn trong thương mại điện tử là điều cần thiết để gia tăng niềm tin của khách hàng vào các hoạt động mua bán, thanh toán trong môi trường thương mại điện tử. Trong các nhiệm vụ được đề ra tại hội nghị, giải pháp xây dựng hệ thống quản lý, khiếu nại tranh chấp là nhiệm vụ được lãnh đạo Cục TMĐT và các doanh nghiệp TMĐT quan tâm hàng đầu. Theo ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục TMĐT và KTS chia sẻ: “Việc xử lý tranh chấp khiếu nại giữa người mua và người bán là điều phổ biến trong cả mua bán truyền thống và trên các sàn TMĐT. Tuy nhiên, quá trình xử lý khiếu nại chưa kịp thời và cơ chế giải quyết còn thiếu. Do đó, nền tảng TrustON sẽ là mô hình giải quyết tranh chấp hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho cả người tiêu dùng, sàn TMĐT và các cơ quan quản lý.”
Hệ thống xử lý tín nhiệm gồm ba đối tượng tham gia: hệ thống TrustON do Bộ Công Thương triển khai; hệ thống các sàn TMĐT, các doanh nghiệp B2C và người tiêu dùng. Trong quá trình mua hàng tại các sàn TMĐT, sau khi kích hoạt tính năng TrustON, người mua sẽ nhận được tin nhắn thông báo về tình trạng đơn hàng, thông qua mã đơn hàng truy xuất các thông tin cơ bản và có thể khiếu nại trực tuyến ngay khi có phát sinh vấn đề với sản phẩm hoặc chất lượng dịch vụ. TrustON đóng vai trò liên kết ba đối tượng trên với mục tiêu chính là chứng minh các Sàn TMĐT cùng các doanh nghiệp B2C sẵn sàng giải quyết tranh chấp, khiếu nại một cách kịp thời và đảm bảo quyền lợi tối đa cho cả người mua và người bán.
Triển khai song song với nhiệm vụ trên, lãnh đạo các doanh nghiệp TMĐT đã nhất trí phối hợp cùng Cục TMĐT phát triển nền tảng GoOnline - ứng dụng thương mại điện tử ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và các tình huống khẩn cấp, bao gồm các giải pháp ứng dụng TMĐT và công nghệ số nhằm đáp ứng và giải quyết các tình trạng mất cân đối trong khâu phân phối và cung ứng hàng hóa. Các nhóm giải pháp được đưa ra cụ thể như: triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp lên sàn TMĐT; chương trình hỗ trợ chi phí chuyển phát; chương trình dán nhãn chuyển phát an toàn; hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khi tham gia lên các sàn TMĐT; xây dựng Nhà phân phối sản phẩm Việt uy tín và phát động truyền thông chương trình GoOnline.
Ngoài ra, chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2020 sẽ được triển khai theo mô hình mới, quy mô hơn với mục tiêu trọng tâm thúc đẩy doanh số cho các doanh nghiệp chính hãng, sản xuất trong nước; nâng cao nhận thức, trải nghiệm của người tiêu dùng thông qua các chuỗi sự kiện thúc đẩy TMĐT.
Với những nhiệm vụ chính đã được đề ra, cùng với sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, nền tảng tín nhiệm TMĐT Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, đảm bảo an toàn trong giao dịch; từ đó, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và bức tranh toàn cảnh cho TMĐT Việt Nam trong giai đoạn 2020- 2025 sẽ có nhiều bứt phá.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên05/09/2024Ngày 04 tháng 9 năm 2024, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên”.
-
Sắp diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên30/08/2024Dự kiến, Hội nghị hơn 200 đại biểu tham dự, diễn ra vào sáng ngày 4 tháng 9 năm 2024 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
-
Phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số năm 202428/08/2024Chiều ngày 28 tháng 8 năm 2024 đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số năm 2024 dưới sự phối hợp của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử (VECOMNET) và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh đã tới tham dự và phát biểu khai mạc tại lễ phát động.
-
Hội nghị tập huấn hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương27/08/2024Ngày 29 tháng 4 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 823⁄QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm xây dựng phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Bộ.
-
Cần quan tâm đến thể chế trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến.15/08/2024Việc hiện thực hóa kì vọng xuất khẩu thương mại điện tử đạt hơn 11 tỉ USD vào năm 2027 là một bài toán đường dài. Theo đó, cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ các nền tảng thương mại điện tử cũng như từ cơ quan quản lí nhà nước.