-
Kích hoạt Sự kiện không dùng tiền mặt năm 202221/07/2022Ngày 21/7/2022, tại Hà Nội, Lễ kích hoạt Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 diễn ra với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực (ngân hàng, trung gian thanh toán, thương mại điện tử, bán lẻ, giao nhận…) và người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 có sự phối hợp thực hiện của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội.
Sự kiện được tổ chức nhằm triển khai Kế hoạch 246/KH-UBNB ngày 01/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023; Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 21/3/2022 của UBND Thành phố về Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP Ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
Sự kiện không dùng tiền mặt thuộc Chương trình Khuyến mại tập trung của Thành phố và là Sự kiện thường niên do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì tổ chức hằng năm, kết hợp triển khai trong các tháng khuyến mại của Thành phố.
Sự kiện không dùng tiền mặt đã được tổ chức thành công qua các năm 2020, 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội với sự tham gia của các Ngân hàng thương mại (VPBank, BIDV, MB,...); Các trung gian thanh toán (Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY), Ví điện tử ShopeePay); Các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Bizi); Hệ thống phân phối (Công ty TNHH AEON Việt Nam, Công ty MM Mega Market Việt Nam, Công ty TNHH QT&DVST Big C Thăng Long, Công ty cổ phần Pico,…); và hệ thống giao nhận: Công ty TNHH Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Giao Hàng Nhanh. Trong suốt thời gian diễn ra các chuỗi hoạt động của Sự kiện không dùng tiền mặt và Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2020, 2021 đã thu hút hàng triệu lượt khách hàng trải nghiệm, mua sắm tại các điểm khuyến mại, địa điểm thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Kết quả nổi bật: Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2020, 2021 thu hút 150.000 lượt tiếp cận và 12.000 lượt tương tác tại fanpage Facebook của Sự kiện. Các doanh nghiệp tham gia sự kiện có tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 30%, tổng số lượng giao dịch được thực hiện qua trung gian thanh toán ShopeePay tăng trên 11%; Sự kiện kích cầu Nhà xinh cho bạn, kích cầu Du lịch mua sắm Hà Nội, kích cầu Sản phẩm truyền thống Hà Nội thu hút 3.000 lượt khách hàng tham quan mua sắm và 10.000 lượt truy cập website TMĐT của các doanh nghiệp với mức giảm giá, ưu đãi hấp dẫn lên tới 50%, 70%; Sự kiện Hà Nội đêm không ngủ HaNoi Midnight sale thu hút 200 đơn vị tham gia với gần 3.000 chương trình khuyến mại, tổng giá trị gần 20.000 tỷ đồng. Các sàn TMĐT đã có lượng truy cập tăng từ 180% đến 250% so với ngày thường. Các hệ thống trung tâm thương mại lớn có doanh thu và lượng khách đến tham quan, mua sắm tăng từ 200% -220%, lượng truy cập website, ứng dụng di động mua sắm tăng gần gấp 03 lần so với các ngày trong tuần; Sự kiện “Online xuống phố - kết nối cung cầu” thu hút các đơn vị tham gia với mức giảm giá từ 30% đến 100%, tổng giá trị hàng hóa khuyến mại trực tuyến lên tới trên 2 tỷ đồng. Kết quả đã có hơn 2.000 lượt người tiêu dùng quan tâm và tham gia các trải nghiệm các hoạt động mua sắm trực tuyến và gần 3 triệu lượt truy cập vào các hệ thống website, ứng dụng của các doanh nghiệp tham gia.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã tích cực thực hiện và phối hợp với các cơ quan truyền thông, đơn vị cung ứng dịch vụ hàng hóa như các trung tâm thương mại, siêu thị... trên địa bàn Thành phố thông qua các chuỗi hoạt động của Sự kiện để tuyên truyền, quảng bá về thanh toán qua POS, thanh toán điện tử, dịch vụ trung gian thanh toán dưới nhiều hình thức phong phú, hiệu quả (như tờ rơi tuyên truyền, banner quảng cáo...) góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức, thói quen của người dân trong thanh toán, giúp công chúng hiểu được lợi ích của TTKDTM; triển khai nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn đối với khách hàng sử dụng dịch vụ; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các chính sách, giải pháp thúc đẩy TTKDTM nhằm giúp người dân hiểu rõ về các loại phí, mục đích thu phí dịch vụ thanh toán, về các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán (đặc biệt các lần miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, phí chuyển tiền nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong các năm 2020, 2021).
Qua kỳ tổ chức Sự kiện không dùng tiền mặt lần đầu tiên vào năm 2020; và đặc biệt năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động to lớn và toàn diện tới nền kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Sau khi Thành phố cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, việc mở rộng TTKDTM là một trong những giải pháp hữu hiệu để đạt “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong “trạng thái bình thường mới”; Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2021 được tổ chức thành công đã góp phần quan trọng trong việc: thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp; kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng GRDP của Thành phố; từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại; đẩy nhanh tiến trình không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế để hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt; góp phần bình ổn giá cả, chống thất thu thuế, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Để tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội cùng các doanh nghiệp tổ chức: “Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022”.
Sự kiện với chủ đề: “Chạm tới tương lai” nhằm tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng mặt; góp phần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử (TMĐT); ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số; đặc biệt hướng đến các đối tượng khách hàng tham gia thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các kênh TMĐT, các lĩnh vực dịch vụ khác (thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, y tế, giáo dục…) trên địa bàn Thành phố. Sự kiện gồm các hoạt động chính: Hoạt động tuyên truyền, khuếch trương cho Sự kiện thông qua các hình thức tuyên truyền qua fanpage, banner quảng cáo, tờ rơi, phóng sự, …) trong tháng 7,8/2022 để người tiêu dùng biết và hưởng ứng Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022. Khu vực trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ TTKDMT: là khu vực dành cho các doanh nghiệp đồng hành trong Sự kiện như: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPbank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng ICBC – Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB bank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty cổ phần Airpay (Shopeepay), Công ty cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến (Momo), Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY), Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), Công ty cổ phần dịch vụ Giao hàng nhanh, Công ty TNHH AEON Việt Nam, Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam, Công ty TNHH TMQT&DVST Big C Thăng Long, Công ty Cổ phần đầu tư và Công nghệ Hebela để giới thiệu, quảng bá về các công nghệ, sản phẩm TTKDTM hiện đại (xác thực sinh trắc học vân tay, khuôn mặt), thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR Code); thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ; thanh toán phi tiếp xúc) và các ưu đãi cho khách hàng mua sắm hàng hóa, dịch vụ khi TTKDTM. Qua đó tạo điều kiện cho người tiêu dùng làm quen và sử dụng các thiết bị, công nghệ thanh toán điện tử trong các giao dịch mua bán, từ đó góp phần hình thành thói quen sử dụng TTKDTM. Bên cạnh đó, Sự kiện còn có sự đồng hành của các Ngân hàng thương mại lớn như: Agribank, Vietinbank, Seabank, Pvcombank, Baovietbank, SCBbank, Mbbank, BIDV...
Thông qua các chuỗi hoạt động của Sự kiện, Sở Công Thương hy vọng sẽ thu hút đông đảo người dân hưởng ứng tham gia, tạo thói quen tiêu dùng không tiền mặt khi giao dịch và mua sắm, tạo thêm động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển TTKDTM, phát triển hoạt động TMĐT tạo thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm, thanh toán và là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Thành phố, giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) hằng năm.
Phấn đấu TTKDTM trong thương mại điện tử đạt 45%; các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử đạt 65%; Website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt 75%; doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử đạt 45%; doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động đạt 35%. Duy trì 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã Qrcode truy xuất nguồn gốc. Khai thuế, nộp thuế điện tử, duy trì tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đạt trên 98%. Tăng lượng khách hàng thanh toán hóa đơn tiền nước trực tuyến lên 98%, 100% khách hàng gọi hỏi đáp qua tổng đài 19004600 và nâng cấp dịch vụ công trực tuyến lên mức 4. Tỉ lệ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đạt trên 99,7%; tỷ lệ tiếp nhận các dịch vụ điện trực tuyến phấn đấu đạt 100%; tỷ lệ thực hiện các dịch vụ điện theo phương thức điện tử đạt phấn đấu đạt 100%.
Cùng với xu hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0, để tiếp tục thúc đẩy hoạt động TMĐT, thúc đẩy chuyển đổi số, trong thời gian tới Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ triển khai mạnh mẽ các loại hình thanh toán mới hiện đại, có các hình thức động viên, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hình thức TTKDTM; hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị bán lẻ triển khai thực hiện thanh toán dịch vụ bán lẻ bằng phương thức TTKDTM; phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến (qua website/ứng dụng TMĐT; sàn TMĐT như Amazon, Alibaba, Sendo, Shopee, tiki, lazada…) nhằm tìm kiếm, kết nối với khách hàng, phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hàng hóa.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Đào tạo, tập huấn kiến thức thương mại điện tử cho các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp tỉnh Bình Định năm 202318/09/2023Ngày 15/9 vừa qua, tại TP Quy Nhơn (Bình Định) Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số đã phối hợp với sở Công Thương tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị “Tập huấn kiến thức thương mại điện tử (TMĐT) cho các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp” nhằm nâng cao năng lực, hướng dẫn các kỹ năng ứng dụng TMĐT cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
-
Phát triển Đổi mới sáng tạo trở thành động lực xây dựng nền kinh tế số18/09/2023Chiều 14/9 tại TP. Nam Định, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức Hội thảo "Phát triển Đổi mới sáng tạo trở thành động lực xây dựng nền kinh tế số". Hội thảo chuyên đề nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ I với chủ đề "Mang nền tảng số đến hộ gia đình" do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Nam Định đồng chủ trì.
-
Chương trình Nâng cao năng lực các nước CLMV nhằm thực thi Chương trình chuyển đổi số trong ASEAN18/09/2023Theo Statista, ASEAN, khu vực phát triển năng động nhất thế giới, được dự báo đạt doanh thu thương mại điện tử 175 tỷ USD vào cuối năm 2027. Trong khi Diễn đàn Đông Á dự báo kinh tế số khu vực ASEAN sẽ tăng trưởng 6% mỗi năm và đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
-
Nâng cao năng lực quản lý và phát triển TMĐT toàn quốc15/09/2023Ngày 14/9/2023, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS) - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo quản lý và phát triển TMĐT toàn quốc nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT cho cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố toàn quốc.
-
Bình Dương: Kết nối nhà bán hàng và sàn thương mại điện tử năm 202312/09/2023Tại Hội nghị kết nối nhà bán hàng và sàn thương mại điện tử năm 2023 do Sở Công Thương tỉnh Bình Dương tổ chức vào ngày 07/09/2023 vừa qua, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục TMĐT và KTS) đã hỗ trợ kết nối các Sàn thương mại điện tử, các đơn vị cung cấp nền tảng và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử nhằm khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.