-
Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Hà Nội03/04/2017“Diễn đàn Cách mạng công nghiệp 4.0” sẽ đưa ra góc nhìn toàn cảnh về xu thế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với chiến lược phát triển của Việt Nam trong một số lĩnh vực như: sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Năm 2016, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) được tổ chức với chủ đề “Làm chủ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Theo Giáo sư Klaus Schwab – Nhà sáng lập và đồng thời là Chủ tịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới – cho rằng, chúng ta đang ở giai đoạn bắt đầu của một cuộc cách mạng mới, làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và kết nối. Đó chính là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 – được dự đoán có tác động nhất định tới sự phát triển bền vững của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Trong giai đoạn đầu, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới Internet của vạn vật, trí tuệ nhân tạo, v.v...
Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; với những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot.v.v…Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, viễn cảnh các nhà máy thông minh trong đó các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ không còn xa vời.
Nói một cách khác, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang xoá nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, với sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Nếu trước đây, phải mất gần một thế kỷ để chuyển từ cuộc cách mạng công nghiệp cũ sang cuộc cách mạng công nghiệp mới, thì cuộc Cách mạng công nghiệp 4 này xuất hiện chỉ sau cuộc cách mạng công nghiệp 3 chưa đầy nửa thế kỷ. Hơn thế nữa, mức độ ảnh hưởng, lan toả của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay, và dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới. Có thể thấy, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, lao động, việc làm, giao thông vận tải, dệt may, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo, đến doanh nghiệp và các địa phương.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát, là cơ hội quý báu mà Việt Nam phải nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, nếu không định hướng được rõ ràng mục tiêu, cách thức tiếp cận và tham gia thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới giáo dục, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp thì sức ép đặt ra cho Việt Nam bởi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là rất lớn.
Trước những vấn đề đặt ra đó, để có được cái nhìn tổng thể về xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đánh giá tác động của cuộc cách mạng này đến đời sống kinh tế, xã hội cũng như từng tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời thảo luận cách thức đón đầu những xu thế này, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn Cách mạng công nghiệp 4.0, với sự tham gia của các Bộ ban ngành, các chuyên gia nước ngoài như UNDP Việt Nam, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản; Tập đoàn UPS Hoa Kỳ; Hiệp hội Cloud Computing Châu Á; và một số tập đoàn trong nước và quốc tế. Chương trình Diễn đàn gồm 02 bài tham luận chính, Đối thoại bàn tròn với sự tham gia của các lãnh đạo thuộc Bộ, ngành, chuyên gia kinh tế cấp cao và 04 phiên tham luận theo chuyên đề với 2 chủ đề chính là Kinh tế số và Xã hội số.
“Diễn đàn Cách mạng công nghiệp 4.0” sẽ đưa ra góc nhìn toàn cảnh về xu thế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với chiến lược phát triển của Việt Nam trong một số lĩnh vực như: sản xuất, thương mại, nông nghiệp và dịch vụ.
Diễn đàn sẽ diễn ra vào ngày 11 tháng 4 năm 2017 tại Hà Nội. Đăng ký tham dự tại địa chỉ: http://cachmangcongnghiep.vecita.gov.vn/
Nguồn: iDEA
-
Đào tạo chuyển đổi số cho các ban quản lý chợ, tiểu thương tại Thành phố Hồ Chí Minh02/07/2025Ngày 02 tháng 7 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã phối hợp với trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình đào tạo chuyển đổi số cho các Ban quản lý chợ, tiểu thương tại địa bàn thành phố. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng và năng lực ứng dụng công nghệ số cho bà con tiểu thương chợ truyền thống.
-
Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững01/07/2025Ngày 30 tháng 6 năm 2025, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì, với sự tham gia thành viên Tổ soạn thảo, đại diện các bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan thông tấn báo chí.
-
Dự thảo Luật Thương mại điện tử tập trung vào 6 nhóm chính sách lớn30/06/2025Chiều ngày 30⁄6⁄2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Thương mại điện tử.
-
Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Thương mại điện tử26/06/2025Ngày 30 tháng 6 năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan thông tấn báo chí.
-
Thương mại điện tử mở đường cho hàng hóa miền Trung vươn xa26/06/2025Thương mại điện tử đang mở hướng đi chiến lược giúp miền Trung phát triển bền vững, kết nối vùng miền, số hóa đặc sản và hội nhập sâu vào nền kinh tế số quốc gia.