-
Bộ Công Thương vươn lên vị trí thứ 2 về chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ26/04/2019Đây được coi là tiến bộ vượt bậc so với năm 2017 của Bộ Công Thương (đứng ở vị trí 17 năm 2017).
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức hội thảo “Phát triển Chính phủ điện tử - Đánh giá kết quả và chia sẻ bài học kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành và địa phương năm 2018.
Tại hội thảo, Cục Tin học hóa Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố “Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2018”. Đây là năm thứ hai VDCA phối hợp với Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tọa đàm và công bố kết quả đánh giá về mức độ ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
Theo ông Nguyễn Minh Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch VDCA, cách thức đánh giá trong báo cáo này đã được Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu rất kỹ từ các phương thức đánh giá về ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là đã nghiên cứu, tiếp cận cách thức đánh giá của báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) do Liên hợp quốc thực hiện với các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên tổ chức mình.
“Báo cáo này có thể coi như Báo cáo Chỉ số Vietnam Government Index để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương trong từng năm”, ông Hồng cho hay.
Số liệu sử dụng trong báo cáo này được tổng hợp từ báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin quý IV năm 2018 của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và qua công tác kiểm tra trực tuyến trên trang, cổng thông tin điện tử của các cơ quan.
Theo báo cáo này, Bộ Công Thương vươn lên vị trí thứ 2 về chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đây được coi là tiến bộ vượt bậc so với năm 2017 của Bộ Công Thương (đứng ở vị trí 17 năm 2017).
Kết quả đánh giá xếp hạng ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018 hiện được đăng tải công khai trên website của Bộ Thông tin và Truyền thông (mic.gov.vn) và website của Cục Tin học hóa (aita.gov.vn).
Nguồn: iDEA
-
Đào tạo chuyển đổi số cho các ban quản lý chợ, tiểu thương tại Thành phố Hồ Chí Minh02/07/2025Ngày 02 tháng 7 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã phối hợp với trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình đào tạo chuyển đổi số cho các Ban quản lý chợ, tiểu thương tại địa bàn thành phố. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng và năng lực ứng dụng công nghệ số cho bà con tiểu thương chợ truyền thống.
-
Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững01/07/2025Ngày 30 tháng 6 năm 2025, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì, với sự tham gia thành viên Tổ soạn thảo, đại diện các bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan thông tấn báo chí.
-
Dự thảo Luật Thương mại điện tử tập trung vào 6 nhóm chính sách lớn30/06/2025Chiều ngày 30⁄6⁄2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Thương mại điện tử.
-
Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Thương mại điện tử26/06/2025Ngày 30 tháng 6 năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan thông tấn báo chí.
-
Thương mại điện tử mở đường cho hàng hóa miền Trung vươn xa26/06/2025Thương mại điện tử đang mở hướng đi chiến lược giúp miền Trung phát triển bền vững, kết nối vùng miền, số hóa đặc sản và hội nhập sâu vào nền kinh tế số quốc gia.