-
Nền tảng số: Đóng góp quan trọng duy trì hoạt động của các doanh nghiệp trong đại dịch21/04/2022Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến toàn diện đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, nhưng ở chiều tích cực, nó mang lại xung lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Và một trong những yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số giúp phục hồi kinh tế sau đại dịch chính là phát triển các nền tảng số.
Nhằm lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý về vai trò đòn bẩy của nền tảng số đối với phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19, ngày 20/4, Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề "Vai trò của nền tảng số trong phục hồi kinh tế sau đại dịch". Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã tham dự và cùng trao đổi với các khách mời tại Tọa đàm.
Các khách mời tham dự Tọa đàm
Tham dự Tọa đàm còn có các khách mời: Ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và CNVN (VCCI), Thành viên Ban cố vấn Viện nghiên cứu Tech for Good (TFGI); Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách điều hành Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông; Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng phòng Kinh tế, Viện Nhà nước và Pháp Luật; TS. Võ Trí Thành , nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM); Ông Lê Trọng Tuấn, Giám đốc kinh doanh Novaon Tech, Đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).
TS. Vũ Tiến Lộc chia sẻ tại Tọa đàm
Chia sẻ về vai trò của nền tảng số đối với việc phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19, TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cho thấy sự thúc đẩy toàn diện của nền kinh tế số, vai trò của các nền tảng được thể hiện rất rõ.
Sự xuất hiện của COVID-19 trên toàn thế giới đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, là động lực thúc đẩy cho chuyển đổi số: thương mại được cải thiện, thiết lập những tiêu chuẩn quốc tế để người tiêu dùng, doanh nghiệp tham gia, và người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Nền tảng số trong thời gian dịch bệnh đã giúp người dân tiếp cận với nhiều dịch vụ, giúp kết nối, giúp cho doanh nghiệp đa dạng hóa các mặt hàng và nguồn thu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - dễ bị tổn thương.
TS. Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng, đề cập đến chuyển đổi số là nói đến việc tiếp cận hàng hóa, dịch vụ trở nên thuận tiện hơn và dễ dàng hơn, với mức độ minh bạch, thông tin ngày càng cao thông qua các nền tảng số, khoảng cách địa lý ngày càng mờ nhạt. Bên cạnh đó là việc trải nghiệm niềm tin an toàn trong mua sắm, trong thương mại. Nền tảng số đã giúp người dân duy trì được cuộc sống, bảo đảm an toàn trong giai đoạn giãn cách xã hội...
Bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
(Bộ Công Thương)
Chia sẻ thêm về vấn đề này, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, trong 2 năm đại dịch COVID-19 bùng phát, nền tảng số đã đóng góp rất lớn cho sự duy trì hoạt động của các doanh nghiệp, bảo đảm được những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trong bối cảnh phải giãn cách xã hội nhằm phòng chống dịch. Minh chứng thể hiện ở những con số như thương mại điện tử vẫn luôn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng là 2 con số. Cụ thể, năm 2020, duy trì được tốc độ tăng trưởng là 18%, năm 2021 là 16% và thương mại điện tử Việt Nam vẫn luôn nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Những thành tựu đấy cho thấy sự năng động của các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là sự đóng góp rất lớn của thương mại điện tử.
Nền tảng số đã giúp kết nối cung cầu, giúp cho khâu phân phối và lưu thông hàng hóa trong bối cảnh rất đặc biệt của đại dịch được khả thi. Những hành vi của người tiêu dùng đã được định hình ở trong hai năm vừa qua sẽ hình thành nên những thói quen tiêu dùng mới và những mô hình kinh doanh mới trong tương lai, từ đó giúp mô hình nền tảng số phát triển hơn sau đại dịch.
“Kinh tế số cũng mang lại cho người tiêu dùng khả năng tiếp cận thông tin, liên kết và tạo nên sức mạnh tập thể của người tiêu dùng trong môi trường trực tuyến. Tức là họ có thể tạo nên sức mạnh liên kết như việc đánh giá về sản phẩm của người tiêu dùng, để lại phản hồi thông qua việc chấm sao, bình luận, thậm chí có thể kêu gọi tẩy chay sản phẩm hay một người bán nào đó... Thực tế đó cho thấy nền tảng số ảnh hưởng rất sâu rộng đến tất cả các vấn đề trong đời sống xã hội, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”, bà Lại Việt Anh nhấn mạnh.
Tại tọa đàm, các khách mời cũng đã trao đổi quan điểm, chủ trương của các quốc gia khác đối với kinh tế nền tảng nói chung và các nền tảng số, các giải pháp mà các nước bạn đang triển khai để thúc đẩy kinh tế nền tảng và kinh tế số.
Qua đó đề xuất ý kiến và gợi ý về các chính sách của Quốc hội, cơ chế của Chính phủ để có thể triển khai hỗ trợ sự phát triển của kinh tế nền tảng và các nền tảng số trong quá trình khôi phục kinh tế, cũng như về dài hạn.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Hội nghị kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động Thương mại điện tử tại Quảng Ninh - Hội chợ OCOP 202229/04/2022Ngày 29/4/2022, tại Cung Quy hoạch Hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Quảng Ninh tổ chức “Hội nghị kết nối, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tham gia hoạt động Thương mại điện tử tại Quảng Ninh”. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong khuôn khổ Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2022 diễn ra từ ngày từ 28/4 đến 3/5/2022.
-
Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2022 quy mô lớn được tổ chức trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 01/527/04/2022Từ 28/4 đến 3/5/2022, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) phối hợp với UBND tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh và một số đơn vị liên quan sẽ tổ chức Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2022. Hội chợ nhằm định hướng phát triển thị trường dịch vụ để nông sản, sản phẩm OCOP trở thành sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
-
Nền tảng số: Đóng góp quan trọng duy trì hoạt động của các doanh nghiệp trong đại dịch21/04/2022Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến toàn diện đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, nhưng ở chiều tích cực, nó mang lại xung lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Và một trong những yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số giúp phục hồi kinh tế sau đại dịch chính là phát triển các nền tảng số.
-
Hội nghị Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiểu và nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang vào thị trường Hoa Kỳ năm 202201/04/2022Sáng ngày 29/03/2022, Hội nghị trực tuyến “Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang và thị trường Hoa Kỳ” đã diễn ra thành công tại UBND tỉnh Bắc Giang và các điểm cầu tại Hoa Kỳ. Hội nghị nhằm đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
-
Thông báo thực hiện quy định về hoạt động TMĐT đối với thương nhân, tổ chức nước ngoài tại Nghị định 8530/03/2022Ngày 30/3/2022, Cục TMĐT và KTS đã ban hành Công văn số 292/TMĐT-CS gửi các thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động TMĐT tại Việt Nam về việc thực hiện quy định về hoạt động TMĐT đối với thương nhân, tổ chức nước ngoài tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP.