-
Tăng cường phối hợp liên Bộ trong công tác thanh tra chuyên ngành05/06/2020Sáng ngày 4/6/2020, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động trả trước. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước. Tham dự có đại diện các Cục, Vụ chức năng của Bộ TT&TT, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - đại điện Bộ Công Thương, các Sở TT&TT và các doanh nghiệp viễn thông di động.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết, Bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẳng định vai trò phối kết hợp giữa các Bộ và các Cục, Vụ thời gian qua là vô cùng kịp thời, đạt hiệu quả cao. Về phía Bộ Công Thương đặc biệt là Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số có chức năng giám sát thương mại điện tử và thanh tra chuyên ngành. Trong quá trình quản lý thương mại điện tử, Cục đã gửi công văn tham vấn Cục Viễn thông để kịp thời rà soát, xử lý các doanh nghiệp, người bán trên các website, các sàn thương mại điện tử theo đúng quy định của NĐ 49/2017/NĐ-CP như gỡ bỏ việc bán các sim đã được kích hoạt sẵn.
Thời gian tới, Bà Huyền khẳng định Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẵn sàng đóng góp nhân lực để phối hợp thanh tra, đặc biệt là thanh tra quản lý các hoạt động thương mại điện tử.
Ngày 17/9/2019, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã có Công văn số 3139/BTTTT-TTra chỉ đạo Sở TT&TT các tỉnh thành triển khai thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao trả trước trên phạm vi toàn quốc và Công văn số 3164/BTTTT-TTra gửi UBND các tỉnh thành, Bộ Công Thương, Bộ Công An chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường, công an tỉnh cùng phối hợp với Sở để thực hiện đợt thanh tra từ ngày 1/10/2019 đến 20/11/2019.
Theo báo cáo về kết quả đợt thanh tra diện rộng của Thanh tra Bộ TT&TT, tại thời điểm thanh tra, tổng số thuê bao trên mạng của 5 doanh nghiệp viễn thông là gần 130 triệu thuê bao, trong đó VNPT gần 32 triệu, Viettel gần 67,5 triệu, Mobifone hơn 26 triệu, Vietnammobile 4,4 triệu, Gtel gần 239 nghìn.
Các Sở TT&TT đã tiến hành thanh tra tại 140 chi nhánh trực thuộc của 5 doanh nghiệp viễn thông và các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Thanh tra Bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và Cục An ninh thông tin và Truyền thông (Bộ Công an) tiến hành thanh tra tại Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, Tổng Công ty viễn thông MobiFone. Sở TT&TT Thành phố Hà Nội tiến hành thanh tra tại Công ty cổ phần viễn thông Vietnamobile và Công ty cổ phần viễn thông di động Toàn Cầu.
Trong đợt thanh tra đã tịch thu 6.900 SIM đã được đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ. Tổng số tiền xử phạt của Thanh tra Bộ và các Sở TT&TT khoảng 777 triệu đồng.
Theo đại diện Thanh tra Bộ, đợt thanh tra diện rộng lần này được triển khai tương đối đồng bộ, bài bản trên phạm vi toàn quốc, đã kịp thời chấn chỉnh các vi phạm trong hoạt động cung cấp dịch vụ thuê bao di động trả trước, qua đó các doanh nghiệp cũng đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với người dân, xã hội trong quá trình hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các Sở TT&TT tại các địa phương trong lĩnh vực này.
Một điểm sáng trong đợt thanh tra lần này là từ tháng 8/2019, Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, Tổng Công ty MobiFone, đã áp dụng công nghệ AI trong đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước để nhận diện, bóc tách thông tin trên giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân và so sánh hình ảnh chụp trực tiếp người thực hiện giao kết hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung với ảnh chứng minh nhân dân/căn cước công dân để tăng tính chính xác của thông tin thuê bao.
Về nguyên nhân SIM rác vẫn được bán trên thị trường, theo nhận định của Thanh tra Bộ, đợt thanh tra diện rộng lần này vẫn phát hiện tình trạng bán SIM rác của các mạng trên thị trường. Nguyên nhân cụ thể của tình trạng này được chỉ ra là:
Các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông (CCDVVT) ủy quyền thực chất là các hộ kinh doanh bán SIM, thẻ cào, điện thoại di động … trước đây, được một doanh nghiệp khác thiết lập thành địa điểm kinh doanh trực thuộc.
Các điểm CCDVVT đã lợi dụng quy định cá nhân, tổ chức có thể đăng ký sử dụng nhiều thuê bao để thực hiện các thủ tục đăng ký thông tin cho nhiều SIM rồi thực hiện việc bán SIM đã kích hoạt trước. Doanh nghiệp đăng ký sử dụng nhiều nhất là 88.637 thuê bao di động.
Các điểm CCDVVT lợi dụng thông tin cá nhân của khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ trước đây để tiếp tục giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Có tình trạng sao chép, trao đổi ảnh chụp chủ thuê bao, ảnh chụp chứng minh nhân dân, căn cước công dân giữa các chủ điểm CCDVVT để giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Điểm b Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 49/2017/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp viễn thông di động phải kiểm tra, giám sát, bảo đảm các số thuê bao đó được sử dụng cho bản thân, con đẻ, con nuôi đối với chủ thuê bao là cá nhân; cho nhân viên, thiết bị đối với chủ thuê bao là tổ chức”. Tuy nhiên do không quy định rõ về nội dung kiểm tra, giám sát là gì, thời điểm kiểm tra như phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ, hợp đồng lao động,... nên nhiều tổ chức, các nhân đã đăng ký vài chục nghìn thuê bao nhưng không thể khẳng định doanh nghiệp viễn thông có thực hiện kiểm tra trước khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng hay không.
Doanh nghiệp chiết khấu trực tiếp cho các đại lý với mức chiết khấu cao cho phát triển thuê bao mới, dẫn đến các đại lý đăng ký và kích hoạt bán SIM rác.
Chia sẻ về kinh nghiệm ngăn chặn, xử lý SIM rác, tin nhắn rác tại địa phương mình, đại diện lãnh đạo Sở TT&TT Thừa Thiên Huế cho biết, Huế đã sử dụng dịch vụ phản ánh hiện trường (1 trong 10 dịch vụ giám sát đô thị thông minh đang được triển khai) để huy động toàn dân cung cấp thông tin hỗ trợ Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ của mình. Những thông tin từ người dân chính là cơ sở để kiểm tra xử lý nhanh các hoạt động vi phạm. Cụ thể Thanh tra Sở đã phối hợp với Công an kiểm tra một cá nhân, thu giữ hơn 2100 SIM rác dùng vào hoạt động lừa đảo.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT nhận định, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, các doanh nghiệp viễn thông đã tận dụng tốt cơ hội để thực hiện chuyển đổi số với các giải pháp Hội nghị trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, quản lý thuê bao trả trước sử dụng công nghệ AI... Trong thời gian tới, đề nghị các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục nghiên cứu phát triển phần mềm AI nhận diện người sử dụng một cách thống nhất.
Đối với việc xử lý tin nhắn rác, các doanh nghiệp viễn thông cần tích cực vào cuộc hơn nữa nhằm đưa ra những giải pháp giải quyết một cách hiệu quả. Việc siết chặt SIM rác về thực chất mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vì dư địa cho phát triển thị trường viễn thông không còn nhiều. Nếu các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến chi phí ngày càng lớn và lợi nhuận ngày càng giảm.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên05/09/2024Ngày 04 tháng 9 năm 2024, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên”.
-
Sắp diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên30/08/2024Dự kiến, Hội nghị hơn 200 đại biểu tham dự, diễn ra vào sáng ngày 4 tháng 9 năm 2024 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
-
Phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số năm 202428/08/2024Chiều ngày 28 tháng 8 năm 2024 đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số năm 2024 dưới sự phối hợp của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử (VECOMNET) và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh đã tới tham dự và phát biểu khai mạc tại lễ phát động.
-
Hội nghị tập huấn hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương27/08/2024Ngày 29 tháng 4 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 823⁄QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm xây dựng phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Bộ.
-
Cần quan tâm đến thể chế trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến.15/08/2024Việc hiện thực hóa kì vọng xuất khẩu thương mại điện tử đạt hơn 11 tỉ USD vào năm 2027 là một bài toán đường dài. Theo đó, cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ các nền tảng thương mại điện tử cũng như từ cơ quan quản lí nhà nước.