-
Hài hòa tiêu chuẩn để thúc đẩy thương mại số08/12/2022Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính giữa các nước ASEAN, việc sử dụng Internet tăng 10% có thế giúp thương mại hàng hóa tăng 3,4% và thương mại dịch vụ tăng 3,9%.
Trong khi đó báo cáo kinh tế khu vực Đông Nam Á 2022 của Google, Temasek & Bain cho thấy, tổng số người dùng internet của ASEAN đã tăng khoảng 20 triệu người từ 440 triệu năm 2021 lên mức 460 triệu người năm 2022, quy mô nền kinh tế internet của ASEAN tăng khoảng 20% từ 161 tỷ USD năm 2021 lên mức 194 tỷ USD năm 2022. Ước tính, quy mô nền kinh tế ASEAN đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian 3 năm từ 2019 đến 2022. Có thể nói với tiềm năng là khu vực phát triển năng động, dân số trẻ, dễ dàng tiếp cận công nghệ, số lượng người dùng internet tăng nhanh, ASEAN có nhiều tiềm năng tăng cường đáng kể về thương mại số.
Trong bối cảnh thương mại số phát triển nhanh chóng, để tận dụng được lợi ích từ thương mại số, ASEAN cần tiếp cận và giải quyết các vấn đề về chính sách và khả năng tương tác nhằm tăng cường thương mại dưới góc độ khu vực. Theo đó, ASEAN cần sự hài hòa và phù hợp và có các tiêu chuẩn chung trong lĩnh vực thương mại số. Sự phù hợp và hài hòa về tiêu chuẩn sẽ giúp các doanh nghiệp ASEAN dễ dàng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới, đảm bảo tính thông suốt của thương mại và giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và thương hiệu khi tham gia thị trường toàn cầu.
(Kỳ họp thứ 58 Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN (ACCSQ))
Trong bối cảnh đó, Nhóm Công tác về Tiêu chuẩn thương mại số ASEAN (DTSCWG) đã được thành lập, trực thuộc Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN (ACCSQ). DTSCWG được thành lập với mục đích thúc đẩy hài hòa hóa, tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp của thương mại số trong ASEAN. Trách nhiệm của DTSCWG gồm: Hài hòa các tiêu chuẩn giữa các các nước thành viên ASEAN dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn và thông lệ quốc tế; Phối hợp với các bên liên quan và các cơ quan chuyên ngành khác của ASEAN hợp tác về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp liên quan đến thương mại điện tử/thương mại số; Tham gia với các Đối tác FTA, Đối tác Đối thoại và các tổ chức khu vực và quốc tế khác liên quan đến Tiêu chuẩn và sự phù hợp (STRACAP) về thương mại điện tử/thương mại kỹ thuật số.
(Kỳ họp thứ 58 Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN (ACCSQ))
Trong khuôn khổ Chương trình làm việc của DTSCWG, các hoạt động về nghiên cứu tổng thể về tiêu chuẩn hóa đơn điện tử đã được Singapore thực hiện; Hoạt động xây dựng Bộ hướng dẫn phổ biến thông tin về tiêu chuẩn thương mại số đã được Việt Nam thực hiện; Các hoạt động nâng cao năng lực, phổ biến kiến thức về tiêu chuẩn thương mại số cũng đã được DTSCWG thực hiện trong năm 2022. Tại Kỳ họp thứ 58 Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN (ACCSQ), Nhóm tiêu chuẩn về Thương mại số trong ASEAN đã báo cáo các hoạt động năm 2022 đồng thời thảo luận các hoạt động trong giai đoạn tới. DTSCWG sẽ phối hợp với các đối tác của ASEAN như Australia, Anh, Mỹ thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tư vấn chính sách, các hoạt động nâng cao năng lực nhằm giúp phổ biến kiến thức về tiêu chuẩn thương mại số trong cộng đồng doanh nghiệp và giúp các doanh nghiệp ASEAN dễ dàng tiếp cận, tuân thủ và áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn thương mại số trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Trong thời gian tới, ASEAN sẽ tập trung triển khai Chương trình làm việc Tiêu chuẩn thương mại số nhằm góp phần đưa ASEAN thành khu vực đi đầu về kinh tế số.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
-
Tập trung chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương14/03/2023Chiều ngày 14/3/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về một số công tác trọng tâm thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương trong thời gian tới.
-
Rà soát việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch TMĐT06/03/2023Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 367/TB-VPCP về việc triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 01 năm 2022 về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) đề nghị Quý công ty thực hiện các nội dung như sau:
-
Điều động, bổ nhiệm bà Lê Hoàng Oanh giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số02/03/2023Ngày 01 tháng 3 năm 2023, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị triển khai các quyết định của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương về công tác cán bộ.
-
Mời tham dự chương trình đào tạo "Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội bứt phá cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam”02/03/2023Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xin trân trọng kính mời các cá nhân và doanh nghiệp tham dự chương trình đào tạo "Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội bứt phá cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam”. Chương trình thuộc sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” (Crosss-Border E-Commerce: The Breakthrough Era) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng Amazon Global Selling phối hợp tổ chức.
-
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 202310/01/2023Ngày 09 tháng 1 năm 2023, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Theo báo cáo tại Hội nghị, hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển, trở thành kênh phân phối quan trọng. Bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số.