-
Cà Mau: Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử17/06/2024Ngày 14 tháng 6 năm 2024, tại thành phố Cà Mau, Ban Chỉ đạo phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Cà Mau (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cà Mau) tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hữu Tuấn - Trưởng phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với lĩnh vực TMĐT.
Ông Huỳnh Vũ Phong, Cục trưởng Cục QLTT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 phát biểu khai mạc Hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Huỳnh Vũ Phong - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 cho biết, với sự phát triển của công nghệ nói chung và cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng đã làm thay đổi phương thức kinh doanh và thói quen tiêu dùng truyền thống. Mô hình kinh doanh dựa trên nên tảng công nghệ xuất hiện đã kết nối những người tham gia giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử. Sự phát triển của thương mại điện tử cũng kéo theo tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan trên mạng Internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Tại Hội nghị, các Báo cáo viên đã trình bày 06 chuyên đề trọng tâm, trong đó tập trung các nội dung về nhận diện phương thức, thủ đoạn và một số giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên không gian mạng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tỉn truyền thông và kinh doanh hàng giả, hàng cấm qua đường bưu chính và internet; trốn thuế và giải pháp xử lý trong hoạt động thương mại điện tử; vi phạm sở hữu trí tuệ trên nền tảng thương mại điện tử.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Trưởng phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với lĩnh vực thương mại điện tử.
Ông Ngô Khánh An - Phó Trưởng phòng Công nghệ Thông tin - Văn Phòng Tổng Cục Quản lý thị trường chia sẻ về Hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS) chuyển đổi số không ngừng trong lực lượng Quản lý thị trường.
Bên cạnh đó, Hội nghị tập huấn cũng đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới như: chỉ đạo các lực lượng chức năng, địa phương tiếp tục tăng cường công tác giám sát, nắm chắc tình hình địa bàn, lĩnh vực quản lý; xây dựng các giải pháp đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường trao đổi, phối hợp chia sẻ thông tin giữa các sở, ngành (Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thuế) và các địa phương để nắm chắc địa bàn, đối tượng, phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm. Từ đó có kế hoạch, biện pháp đấu tranh hiệu quả đối với các hành vi vi phạm.
Toàn cảnh Hội nghị.
Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với cơ quan báo, đài tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; công tác triển khai các chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cà Mau và kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng chức năng; thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau...
Bế mạc Hội nghị, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cà Mau kiến nghị Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử; hướng dẫn cách phân biệt hàng thật - hàng giả để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ.
Nguồn: Tổng hợp
-
Sắp diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 (Vietnam Digital Industry and Trade Summit 2024)11/11/2024Với 01 phiên toàn thể và 02 Hội thảo chuyên đề, dự kiến, Diễn đàn sẽ có sự tham gia của 1000 đại biểu đến từ các Bộ, ban ngành, các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh⁄thành phố; Các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số; Các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước.
-
60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc: Online Friday 2024 đang đến gần11/11/2024Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam – Online Friday 2024 sẽ chính thức quay trở lại với chuỗi hoạt động hấp dẫn và khuyến mãi khủng, mở ra "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc".
-
Hải Phòng: Tập huấn, đào tạo chuyên sâu quy định pháp luật về thương mại điện tử08/11/2024Ngày 5 tháng 11, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo chuyên sâu quy định pháp luật về thương mại điện tử; chống hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường trực tuyến.
-
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại các địa phương07/11/2024Công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thương mại điện tử (TMĐT) đang là những xu hướng phát triển bùng nổ trong nền kinh tế số hiện nay. Việc trang bị những kiến thức cập nhật về TMĐT sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường, từ đó, thúc đẩy TMĐT của địa phương ngày càng phát triển hơn.
-
Khai mạc diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 202407/11/2024Ngày 6 tháng 11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2024. Diễn đàn nhằm mục tiêu thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử trong nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.