-
Nối tiếp thành công năm 2017,diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (VOBF) 2018 tiếp tục được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức tại Hà Nội ngày 14 tháng 3 và tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 3 năm 2018.
VOBF 2018 có sự tham gia của nhiều diễn giả là những chuyên gia uy tín đến từ các tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu liên quan tới lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, bao gồm Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Xuất nhập khẩu, Tổng cục Thuế, Amazon, Nielsen, NAPAS, VnPost, Vinaphone, VinaCapital, Zalo, Grab, Mắt bão, PA Vietnam, Vietinbank…
Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử nhằm tạo cơ hội để trao đổi về những xu hướng mới trong kinh doanh trực tuyến, các công nghệ nổi bật và ý tưởng kinh doanh sáng tạo; giới thiệu những nghiên cứu thị trường mới liên quan tới thương mại điện tử trên thế giới cũng như tại Việt Nam để giúp các doanh nghiệp tham dự điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. Diễn đàn cũng là dịp để các cơ quan chính sách nhà nước, tổ chức cùng ngồi lại nhìn nhận đánh giá về các chính sách phù hợp cho ngành.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) nhận định, cùng với sự phát triển của Internet, thị trường TMĐT Việt Nam ngày càng có tốc độ phát triển nhanh, hiện diện hàng ngày và trở nên phổ biến trong đời sống không chỉ với doanh nghiệp mà còn cả người dân. Thống kê từ Cục TMĐT và KTS cho thấy, tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 20%, đặc biệt, trong năm 2017, con số này là 25%, thuộc loại nhanh trên thế giới. Sự phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp TMĐT sẽ hòa thêm gam màu sáng cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục TMĐT và KTS phát biểu khai mạc diễn đàn
Ông Đặng Hoàng Hải hy vọng rằng, với sự tham gia của các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực TMĐT trong và ngoài nước, VOBF sẽ tiếp tục là sự kiện tiêu điểm hằng năm cho cộng đồngTMĐT tại Việt Nam.
VOBF 2018 được tổ chức với 4 chủ đề nổi bật, tương ứng với 4 phiên thuyết trình và thảo luận: Phiên 1 – Thời đại Kết nối và Chia sẻ thông tin; Phiên 2 – Những vấn đề nổi bật trong kinh doanh trực tuyến; Phiên 3 – Tác động của công nghệ tới thương mại điện tử; Phiên 4 – Khởi nghiệp thành công với thương mại điện tử.
Tại phiên thứ nhất “Thời đại Kết nối và Chia sẻ thông tin”, các diễn giả đã thảo luận về xu hướng phát triển của TMĐT năm 2018 cũng như những động lực phát triển và khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao như năm 2017, những yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài sự tham dự của Nielsen, Vinaphone, VnPost hay Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, các đại biểu tham dự còn rất chú trọng tới sự có mặt của Ông Gijae Seong – Giám đốc kinh doanh toàn cầu của Amazon tại Singapore. Ông cho hay Amazon đang xây dựng đội ngũ để phát triển ở Đông Nam Á, giúp các cá nhân, doanh nghiệp bán lẻ tại đây có thể tiếp cận với khách hàng toàn cầu, và thực sự hi vọng Amazon sẽ trở thành công cụ kinh doanh hàng đầu của người Việt trong việc mở rộng thị trường thế giới.
“Những vấn đề nổi bật trong kinh doanh trực tuyến” là chủ đề của phiên thứ hai, với sự tham gia trình bày và thảo luận giữa các cơ quan quản lý nhà nước như Vụ Chính sách – Tổng cục Thuế, Cục TMĐT và KTS với các doanh nghiệp TMĐT nổi bật như Novaon, Fado, Kiwi. Các diễn giả cùng nhiều khách tham dự đã thảo luận về các vấn đề được đông đảo các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến quan tâm, bao gồm vấn đề quản lý thuế đối với TMĐT, cạnh tranh và hợp tác trong nền kinh tế chia sẻ, công nghệ Blockchain và tiền số (digital currency), an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ người tiêu dùng.
Các diễn giả tham gia thảo luận tại từng phiên của VOBFCác công nghệ nổi bật trong TMĐT như điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), công nghệ di động (mobile), hay các công nghệ mới hơn đang được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong TMĐT như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo (VR) hay Blockchain là nội dung chính của phiên làm việc thứ ba “Tác động của công nghệ tới thương mại điện tử”. Các diễn giả tới từ Zalo, Napas hay ngân hàng Vietinbank đã có nhiều chia sẻ, đánh giá cũng như nhận định về khả năng ứng dụng, phát triển, những tác động của làn sóng công nghệ mới đối với TMĐT, những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp có thể nắm bắt và tận dụng nhằm phát triển thành công trong thời đại kinh tế số.
Phiên cuối cùng là cơ hội cho các doanh nhân trẻ với chủ đề “Khởi nghiệp thành công với thương mại điện tử”. Đây là phiên mà các đơn vị như VECOM hay Amazon trao đổi, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm trong việc khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến, giúp các doanh nghiệp nắm được những điểm tương đồng và khác biệt của khởi nghiệp trực tuyến với các lĩnh vực khác, giới thiệu những công cụ và kinh nghiệm từ những câu chuyện thành công trong khởi nghiệm trực tuyến.
Đồng thời, trong khuôn khổ sự kiện, VECOM cũng đã công bố Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2018. EBI 2018 được xây dựng dựa trên bốn trụ cột là: Hạ tầng và nguồn nhân lực; Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và Giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B). Theo đó, năm 2017 thực sự là một năm có nhiều kết quả đáng khích lệ với TMĐT Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng so với năm trước ước tính trên 25%. Riêng với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng tới 35%. Với lĩnh vực thanh toán, năm 2017, tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt 100 – 200%. Trong lĩnh vực du lịch, tỷ lệ đặt phòng qua đại lý du lịch trực tuyến tăng mạnh, đạt mức 30%. Nếu kết hợp với đà tăng trưởng 2 chữ số của doanh thu du lịch thì có thể ước tính tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trực tuyến đạt trên 50%.
Tuy nhiên, cũng theo Báo cáo, dựa trên khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp, EBI 2018 cho thấy còn sự chênh lệch rất lớn giữa hai thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với các địa phương còn lại, đồng thời gợi mở nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển TMĐT và kinh tế số. Chỉ số TMĐT là nguồn thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT ở Trung ương và địa phương cũng như đông đảo các tổ chức và doanh nghiệp trong cả nước.
Một số hình ảnh tại VOBF 2018:
Thông tin chi tiết của Diễn đàn được cập nhật tại http://vobf.vecom.vn
Nguồn: idea
-
Đào tạo chuyển đổi số cho các ban quản lý chợ, tiểu thương tại Thành phố Hồ Chí Minh02/07/2025Ngày 02 tháng 7 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã phối hợp với trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình đào tạo chuyển đổi số cho các Ban quản lý chợ, tiểu thương tại địa bàn thành phố. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng và năng lực ứng dụng công nghệ số cho bà con tiểu thương chợ truyền thống.
-
Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững01/07/2025Ngày 30 tháng 6 năm 2025, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì, với sự tham gia thành viên Tổ soạn thảo, đại diện các bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan thông tấn báo chí.
-
Dự thảo Luật Thương mại điện tử tập trung vào 6 nhóm chính sách lớn30/06/2025Chiều ngày 30⁄6⁄2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Thương mại điện tử.
-
Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Thương mại điện tử26/06/2025Ngày 30 tháng 6 năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan thông tấn báo chí.
-
Thương mại điện tử mở đường cho hàng hóa miền Trung vươn xa26/06/2025Thương mại điện tử đang mở hướng đi chiến lược giúp miền Trung phát triển bền vững, kết nối vùng miền, số hóa đặc sản và hội nhập sâu vào nền kinh tế số quốc gia.